Gương mặt thơ: Đỗ Quý Doãn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước hết phải khẳng định, ông là nhà báo, từng là tổng biên tập báo địa phương trẻ nhất thời ấy. Rồi sau đó là lãnh đạo báo chí, giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông chỉ làm thơ khi không có sự lựa chọn nào khác. Giống như, không viết, nhiều khi nó thành cái u, cái nhọt trong người.

Ông được người yêu thơ biết đến và trở nên nổi tiếng từ bài “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” khi đang là sinh viên báo chí ở Moscow (Nga) và gặp nhạc sĩ Trần Hoàn ở đấy. Sau đó thì bài hát nổi tiếng cùng tên ra đời, nhạc Trần Hoàn, thơ Đỗ Quý Doãn. Thời gian sau này, ông có nhiều bài thơ được phổ nhạc và cũng được nhiều người thích, nhiều người hát.

Sau bài “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh”, bài hát “Xa Huế” thơ của ông, do 2 nhạc sĩ là Phạm Đăng Khương và Trung Nhật phổ nhạc cũng được công chúng rất thích.

Mà với thơ, lúc nào lòng đầy cảm hứng mới làm. Như thế, thơ mới thật sự xúc cảm, dễ đi vào lòng người. Như bài “Mưa” của ông: “Nhớ cơn mưa rừng xa xôi/Hành quân băng đèo, lội suối/Đường xa chân chồn, gối mỏi/Rét run nghiêng ngả bầu trời…/Nhớ ngày em tiễn đưa tôi/Mưa giăng giăng mờ phố nhỏ/Để đi đâu xa vẫn nhớ/Nỗi buồn ướt đẫm mưa rơi”. Và, thơ ông có nhiều thi ảnh đẹp, kiểu như: “Tóc em bay rối trời chiều”, “Mắt em lúng liếng đong đầy nhớ thương”, “Nỗi buồn ướt đẫm mưa rơi”...

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Hoa cỏ tranh

Chiều thu trong lòng phố thị

Bắt gặp màu hoa cỏ tranh

Bông trắng phất phơ trong gió

Như gọi tuổi thơ quay về.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Nhớ những năm tháng xa xưa

Mùa hoa cỏ tranh trổ trắng

Nhìn hoa người già phấn chấn

Qua rồi bão lũ năm nay.



Hoa trắng cỏ tranh bay bay

Trong gió chiều nay phố vắng

Nghe nói ngoài kia biển động

Lẽ nào đang có bão xa???





Mưa



Mưa chi mưa hoài, mưa mãi

Trắng trời, trắng đất mưa ơi

Hạt mưa rơi vào nỗi nhớ

Để lòng ai cứ chơi vơi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Nhớ cơn mưa rừng xa xôi

Hành quân băng đèo, lội suối

Đường xa chân chồn, gối mỏi

Rét run nghiêng ngả bầu trời…



Nhớ ngày em tiễn đưa tôi

Mưa giăng giăng mờ phố nhỏ

Để đi đâu xa vẫn nhớ

Nỗi buồn ướt đẫm mưa rơi.



Thôi đừng rơi nữa mưa ơi

Chiều nay ai về ướt áo

Sao mưa cứ rơi nặng hạt?

Thôi đành đội cả trời mưa…





Xa Huế



Thôi đành chia tay với Huế

Để lại dòng Hương u buồn

Để thông Ngự Bình rủ bóng

Để Huế tím chiều hoàng hôn.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Đi xa lòng thấy vấn vương

Nghe câu Nam ai da diết

Dùng dằng chân không muốn bước

Tóc em bay rối trời chiều.



Thôi đành xa Huế thương yêu

Thiên An chiều nay ai đợi

Mặt hồ bóng ai vời vợi

Phượng đỏ cháy trời nhớ thương.



Chia tay mỗi người một phương

Nhớ hoài câu ca xứ Huế

Dẫu cho cuộc đời dâu bể

Có Huế tình yêu thanh bình…

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.