Lớp học tình thương của người thương binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 22 năm qua, lớp học tình thương của ông Nguyễn Hữu Thời (69 tuổi), thương binh 3/4, là nơi dạy từng con chữ, phép tính cho hàng trăm trẻ mồ côi, nghèo khó không được đến trường.

Từ dạy chữ...

Nhà của ông Thời ở khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình (TP.Long Xuyên, An Giang). Lớp học của ông vỏn vẹn 15 m2, nằm trong con hẻm nhỏ thuộc khóm văn hóa Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên), các học trò ở đây đều gọi ông Thời là ông ngoại.

 

Ông Thời dạy các học trò trong lớp học tình thương.
Ông Thời dạy các học trò trong lớp học tình thương.

Ông Thời kể, sau năm 1975, xóm ghe cào này là một địa bàn phức tạp, tội phạm ngày một gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đa phần không được đến trường do cha mẹ nghèo khó, gia đình ly tán, con cái phải sống với ông bà, không có giấy khai sinh... “Thiếu sự quan tâm dạy dỗ của gia đình, sống lêu lổng nên các cháu thường tụ tập đánh nhau, trộm cắp vặt.

Điều này làm tôi luôn lo lắng sợ bọn trẻ sẽ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn, dẫn đến vi phạm pháp luật”, ông Thời nói. Giữa năm 1995, ông quyết định mở lớp học tình thương. Lúc ấy, dù mảnh đạn còn ghim trong lòng bàn chân phải nhưng ông đã đi từ đầu làng đến cuối xóm xin người dân từng cây tre, tấm tôn để dựng lớp. Sau đó, ông cất công đến từng gia đình để vận động cha mẹ cho các em đến lớp, đồng thời hỗ trợ quần áo, tập sách...

Em Nguyễn Văn Tý (7 tuổi) nói với chúng tôi: “Gia đình con về đây ở hơn 1 năm trên chiếc ghe bầu đậu cạnh bến chợ Long Xuyên. Hằng ngày, cha đi bán dưa ngoài chợ, mẹ làm công ty may, con cũng phải đi theo cha bán dưa, không được đến trường. Sau đó, được ông ngoại giúp đỡ nên con đến lớp. Ngoài học chữ, học số, ông ngoại và các thầy cô còn dạy con nhiều điều hay lẽ phải, biết kính trọng người lớn tuổi”.

Thời gian đầu, lớp học chỉ được vài học sinh, và giáo viên là những người lớn tuổi có kiến thức, uy tín ở địa phương; nhưng dần về sau, nhận thấy cách làm trên không phù hợp, ông Thời tìm đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn để nhờ các sinh viên tình nguyện đến dạy miễn phí cho các em. Sinh viên Cao Thị Chúc Ly, Trường đại học An Giang, chia sẻ: “Thấy các em ham học, cẩn thận viết từng con chữ, nhẩm từng phép tính, lòng tôi như thắt lại. Thấy cuộc đời mình quá may mắn khi được đến trường, còn con đường tìm đến con chữ sao quá khó với các em”.

... Đến dạy lễ nghĩa

Không dừng lại ở việc chăm lo, duy trì lớp học để dạy các em biết chữ, ông Thời còn chú tâm dạy lễ nghĩa cho các em. Hiệu quả của lớp học ngày càng thấy rõ khi các em nhỏ lêu lổng trước đây trở nên ngoan ngoãn, biết đi thưa về trình, không còn trộm cắp, đánh nhau.

Em Võ Thành Đạt (10 tuổi) kể: “Con không được đến trường từ nhỏ, sau này gặp ông ngoại, con mới được đến lớp và giờ có thể tự viết được tên của mình, con vui lắm. Vào lớp được học cùng các bạn, tụi con đoàn kết, hòa đồng, không đánh nhau. Con đã hứa với ông ngoại và thầy cô là không bao giờ trộm cắp, lêu lổng nữa”. Bà Trần Thị Diễm Trang, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ Bình, cho biết từ khi lớp học tình thương được hình thành, ngoài việc góp phần xóa mù chữ ở địa phương, lớp còn giúp tình hình an ninh trật tự ở đây ngày càng ổn định.

Ngồi trầm ngâm bên tách trà, ông Thời chia sẻ niềm mong mỏi của mình: “Ngót 22 năm rồi, lớp học tình thương đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Những lúc trời mưa, mái tôn bị dột khiến cả lớp phải co ro lại một góc phòng, khi trời nắng thì căn phòng nóng hừng hực. Tôi chỉ mong sao có được lớp học đàng hoàng cho những học trò của mình”.

Linh Giang/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.