Lớp học tình thương của đôi vợ chồng già

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ở ấp Tân Lập (xã Đông Hòa, TP.Dĩ An, Bình Dương) có vợ chồng già vì thương cảm những em nhỏ theo cha mẹ lên thành phố kiếm sống, không có điều kiện đến lớp, đã mở một lớp học tình thương để dạy chữ gần 30 năm qua.

Lớp học do ông Huỳnh Văn Phê (83 tuổi) và vợ là bà Huỳnh Thị Lành (85 tuổi) mở từ năm 1994 và trực tiếp đứng lớp. Học sinh đa số là những em nhỏ theo cha mẹ từ miền Tây lên TP.HCM, Bình Dương mưu sinh với đủ nghề như phụ hồ, mua bán ve chai, bán vé số, chạy xe ôm...

Ông Huỳnh Văn Phê cần mẫn gieo con chữ cho các em nhỏ trong lớp học tình thương ở ấp Tân Lập

Ông Huỳnh Văn Phê cần mẫn gieo con chữ cho các em nhỏ trong lớp học tình thương ở ấp Tân Lập

Thời gian đầu, lớp học được che chắn tạm bợ bằng mái lá, sau đó được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng kiên cố bằng bê tông. Sau gần 3 thập niên, lớp học vẫn tồn tại đến nay với cái tên quen thuộc: "Lớp học tình thương ấp Tân Lập".

Gần nửa đời người gắn bó với phấn trắng, bảng đen, thế nhưng ông bà chẳng nhận mình là người thầy, mà chỉ xem mình là người dạy chữ cho con cháu. Ông Phê, bà Lành được người dân gọi với cái tên thân thuộc: "ông Tư, bà Tư".

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà Lành vẫn minh mẫn cầm tay nắn nót dạy từng con chữ cho các em

Những năm trước, mỗi em nhỏ đến học đóng 15.000 đồng để trang trải điện nước, dụng cụ học tập; nhưng khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, ông bà quyết định không thu bất kỳ khoản tiền nào để các em nhỏ có điều kiện theo học.

Gần 30 năm qua, lớp học của đôi vợ chồng già đã dạy kiến thức tiểu học cho gần 2.000 em nhỏ. Nhiều người trong số đó sau này đã đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Điều mà ông bà canh cánh trong lòng là lớp học nằm trong khu đất quy hoạch thuộc quản lý của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa… Lớp học sớm muộn phải đóng cửa và dừng lại chặng đường gieo con chữ suốt bao năm qua.

“Con theo ông bà ở quê An Giang lên đây đi làm, ông nội biết lớp học này hồi đầu năm nên xin cho con đến học chữ, nhờ có ông bà Tư mà con viết chữ được rồi”, Phạm Huỳnh Thảo Ngân (7 tuổi, quê An Giang) kể

“Con theo ông bà ở quê An Giang lên đây đi làm, ông nội biết lớp học này hồi đầu năm nên xin cho con đến học chữ, nhờ có ông bà Tư mà con viết chữ được rồi”, Phạm Huỳnh Thảo Ngân (7 tuổi, quê An Giang) kể

Bà Huỳnh Thị Lành hướng dẫn bé Thảo Ngân tập viết chữ trong giờ học tiếng Việt

Bà Huỳnh Thị Lành hướng dẫn bé Thảo Ngân tập viết chữ trong giờ học tiếng Việt

Nhiều em nhỏ theo cha mẹ lặn lội từ miền Tây lên thành phố kiếm sống phải bỏ lỡ việc học; nhưng nhờ lớp học này mà nhiều em đã biết đọc, biết viết

Nhiều em nhỏ theo cha mẹ lặn lội từ miền Tây lên thành phố kiếm sống phải bỏ lỡ việc học; nhưng nhờ lớp học này mà nhiều em đã biết đọc, biết viết

Sau mỗi buổi học, ông Phê xem lại bài tập rồi chấm điểm cho các em

Sau mỗi buổi học, ông Phê xem lại bài tập rồi chấm điểm cho các em

“Từ ngày biết lớp học này, vợ chồng tôi mừng lắm, con tôi được học chữ mà không phải tốn tiền, vợ chồng tui đi làm thuê làm mướn lấy đâu ra tiền mà cho con đi học”, ông Đặng Thanh Tâm (47 tuổi, quê An Giang) tâm sự

“Từ ngày biết lớp học này, vợ chồng tôi mừng lắm, con tôi được học chữ mà không phải tốn tiền, vợ chồng tui đi làm thuê làm mướn lấy đâu ra tiền mà cho con đi học”, ông Đặng Thanh Tâm (47 tuổi, quê An Giang) tâm sự

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Lớp có 2 phòng học với khoảng 30 em nhỏ đang theo học

Bé Nguyễn Văn Lộc (7 tuổi) chăm chú tập viết trong giờ học Tiếng Việt

Bé Nguyễn Văn Lộc (7 tuổi) chăm chú tập viết trong giờ học Tiếng Việt

Ngoài những giờ lên lớp, bà Tư nghỉ ngơi và xem lại bài vở trong căn nhà nhỏ cạnh lớp học

Ngoài những giờ lên lớp, bà Tư nghỉ ngơi và xem lại bài vở trong căn nhà nhỏ cạnh lớp học

“Điều mà hai vợ chồng tui lo lắng là lớp học tình thương này nằm trong khu đất của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa, khi đó không biết mấy đứa nhỏ sẽ học ở đâu”, bà Lành trầm ngâm về tương lai của lớp học

“Điều mà hai vợ chồng tui lo lắng là lớp học tình thương này nằm trong khu đất của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa, khi đó không biết mấy đứa nhỏ sẽ học ở đâu”, bà Lành trầm ngâm về tương lai của lớp học

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.