Lời xin lỗi muộn màng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá mà ngày đó tôi mạnh dạn tặng quà cho cô bằng quả mít nhà trồng. Giá tôi đừng hiểu lầm... Cô ơi, em xin lỗi!

Năm 2002, tôi đi dạy ở một huyện miền núi. Nơi đây trường học còn ọp ẹp (tận dụng nhà kho còn lại của hợp tác xã), nơi nội trú của giáo viên là trạm y tế cũ. Học sinh đứa nào tóc cũng đỏ hoe, khét lẹt mùi nắng, lôi thôi lếch thếch. Tâm thế của những ngày đầu cầm phấn háo hức lắm; nhất là khi trông chờ ngày nhà giáo, mấy anh chị đồng nghiệp bảo học sinh ở đó tất bật kiếm cơm khi biết cầm được dao bào củ mì nên các em không biết 20-11 là ngày gì đâu. Nghe nói vậy, thấy hụt hẫng làm sao.

Buổi tọa đàm kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức ở hội trường UBND xã. Ra về, vừa dắt xe đến cổng, các em học sinh ùa lại, hớn hở tặng tôi những bó hoa hái được ở mé rừng, quanh nhà: nào hoa giấy, hoa bộng giếng, hoa cánh bướm… Vùng cao nắng gió, bó hoa dại mọc trên những cánh đồng sỏi đá đã "kéo" tôi lại với ngôi trường tạm bợ.

Với "người đưa đò", còn gì hạnh phúc bằng khi đón nhận tình cảm của "khách sang đò", ấy vậy mà tôi, khi còn là một cô học trò, đã không hiểu được điều này, tôi nợ thầy cô món quà của lòng tri ân...


 

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


Giá trị của món quà là ở cách tặng chứ không phải giá trị vật chất. 20-11 là ngày lễ "tôn sư trọng đạo", xã hội đề cao nghề giáo, chứ không có nghĩa là ngày học sinh mua quà tặng thầy cô. Ngày nhỏ, tôi không hề biết điều đó...

Năm tôi học lớp 8, cũng vào ngày 20-11, các bạn trong lớp hào hứng gom tiền mua hoa, quà tặng thầy cô, đặc biệt là cô chủ nhiệm. Tôi về xin tiền má. Má bảo không có. Tôi mặt nặng mày nhẹ, khóc rấm rứt. Má bảo nhà có trái mít vừa chín tới, con hái tặng cô đi. Tôi ứ ừ, khóc to hơn: "Ai lại làm như thế, bạn bè cười chết mất". Bạn bè có quà mang đến nhà cô, tôi không có nên đâm ra sợ, sau ngày 20-11, cứ muốn nhìn lơ ra cửa sổ hay nhìn đâu đâu chứ không dám khoanh tay nhìn thẳng vào cô như mọi bận...

Tôi nhớ rõ sau ngày 20-11 đó 3 ngày, hôm đó tôi mang tiền học phí theo nộp cho nhà trường nhưng bị mất cắp. Đứa bạn ngồi bên đích thị là thủ phạm, số tiền còn nguyên trong chiếc cặp của bạn ấy, các bạn trong lớp quyết phải thưa cô lục cặp để bắt tận tay cho bỏ đi cái tật lấy cắp. Cô giáo vào lớp, các bạn nhao nhao đòi lục cặp, nhìn quanh lớp một lượt, cô bảo:

- Lấy cắp là sai, nếu bạn nào lỡ lấy của bạn thì hãy gặp riêng cô, cô sẽ giúp em xin lỗi bạn ấy và gửi lại số tiền đã mất!

- Thưa cô! Nhưng...

- Không nhưng gì cả, cô hứa sẽ giữ bí mật! Như vậy nhé các em!

Tiết học vẫn diễn ra bình thường. Tôi ấm ức nghĩ có lẽ vì ngày 20-11 vừa rồi bạn ấy mang quà đến nhà thăm cô nên cô "nương tay" như vậy. Nếu ngược lại, tôi là kẻ cắp, chắc gì cô để yên như thế, vì tôi không tặng quà gì cho cô cả; bụng đinh ninh như vậy nên tôi đâm ra ghét cô...

***

Hôm rồi, tình cờ gặp cô tại một phòng khám tư nhân. Cô chủ động kéo tôi lại nói chuyện, vẫn nhận ra tôi nhờ nốt ruồi ở giữa trán và nhờ đứa cháu cùng đi với tôi giờ là học trò của cô. Cháu có kể về tôi với cô. Cô níu tay tôi lại hỏi han bệnh tình, dặn cố gắng.

Mấy khi được trò chuyện với cô nên tôi đem chuyện mất tiền ngày xưa ra hỏi, cô nói: Cô biết cả lớp thắc mắc sao cô làm vậy nhưng khi mới bước vào lớp học, đảo mắt một vòng, cô biết ngay trò nào có tội. Và, vì cô biết bạn ấy không xấu, mẹ đang ốm nên mới làm vậy, nếu làm rõ trắng đen, sợ bạn ấy xấu hổ mà bỏ học nên cô đã xử như vậy. Cô biết em buồn cô nhưng cô chấp nhận vì như vậy còn dễ chịu hơn việc bạn ấy bỏ học mà.

Trò chuyện cởi mở với cô, tôi thấy tiếc khi biết rằng cô thích ăn mít nhất. Giá mà ngày đó tôi mạnh dạn tặng quà cho cô bằng quả mít nhà trồng. Giá tôi đừng hiểu lầm... Cô ơi, em xin lỗi!

Theo Nguyễn Thị Bích Nhàn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.