"Lời ru buồn" nơi biên viễn: Giải pháp nào để hạn chế tảo hôn?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho người phụ nữ khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Cùng với đó, những đứa trẻ sinh ra không được chăm sóc chu đáo dẫn đến nhiều thiệt thòi. Chính vì thế, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần sớm có giải pháp quyết liệt hạn chế nạn tảo hôn.
Cần sự vào cuộc kiên quyết
Từ năm 2015 đến nay, xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) có 73 trường hợp tảo hôn. Để hạn chế tình trạng này, mới đây, UBND xã phối hợp với Đồn Biên phòng Ia Pnôn vận động thành lập Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn”. Câu lạc bộ có 10 thành viên bao gồm đại diện chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cán bộ Đồn Biên phòng Ia Pnôn. Nhiệm vụ của Câu lạc bộ là tuyên truyền, vận động các gia đình không để con em mình tảo hôn; phát hiện, ngăn chặn các trường hợp tảo hôn. Ông Rơ Lan Khuyết-Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ-cho biết: “Việc thành lập Câu lạc bộ sẽ góp phần tuyên truyền chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Chúng tôi mong muốn vấn nạn tảo hôn sẽ từng bước được loại bỏ để trẻ em được đến trường, phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần”.
Đứng chân trên địa bàn biên giới, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng đã có nhiều cách làm sáng tạo để góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn. Thượng tá Đinh Hữu Ninh-Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh-cho hay: Để hạn chế tình trạng này thì trước tiên phải làm chuyển biến nhận thức của các hộ gia đình, đặc biệt là người dân tộc thiểu số về tác hại của việc tảo hôn đối với sức khỏe của mẹ cũng như trẻ em. Những năm qua, các đơn vị đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có tuyên truyền về tác hại của tảo hôn. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã tuyên truyền tập trung 105 buổi thu hút hơn 12 ngàn lượt người; tuyên truyền nhỏ lẻ hơn 8 ngàn lần cho hơn 23 ngàn lượt người. Bên cạnh các quy định của pháp luật về biên giới thì nội dung tuyên truyền về Luật Hôn nhân-Gia đình, chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cũng được các đơn vị lồng ghép để thực hiện.
Bộ đội Biên phòng tỉnh phát tờ rơi và tài liệu tuyên truyền về phòng-chống tảo hôn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bộ đội Biên phòng tỉnh phát tờ rơi và tài liệu tuyên truyền nhằm ngăn chặn vấn nạn tảo hôn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh: “Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín, dòng họ để ngăn chặn vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, cần đưa các biện pháp ngăn chặn vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào quy ước, hương ước. Ngoài ra, phải xử lý nghiêm theo pháp luật các đối tượng tảo hôn để giáo dục, răn đe, góp phần bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em gái, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xây dựng các câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Còn ông Huỳnh Công Thành-Bí thư Đảng ủy xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) cho biết: “Từ năm 2015 đến 2020, trên địa bàn xã xảy ra 101 trường hợp tảo hôn, tập trung ở các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Để hạn chế tình trạng này, chúng tôi chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ nắm chắc tư tưởng, tình cảm của hội viên. Khi phát hiện trường hợp tảo hôn, chúng tôi cử cán bộ xuống lập biên bản, không cho tổ chức cưới. Cùng với đó, xử lý nghiêm người mai mối, đảng viên phụ trách làng, bí thư chi bộ, trưởng thôn nếu địa phương xảy ra tình trạng tảo hôn. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã chưa xảy ra vụ tảo hôn nào”.
Xây dựng quy ước, hương ước
2 năm trở lại đây, làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) không xảy ra tình trạng tảo hôn. Già làng Rơ Châm Tích có công rất lớn trong kết quả này. “Nếu tuyên truyền, vận động mà họ không nghe thì phải tìm giải pháp “đánh” vào kinh tế. Ở làng mình, nếu gia đình nào có con tảo hôn tổ chức cưới, mình sẽ đi vận động mọi người không dự đám cưới. Để tổ chức đám cưới cũng hết mấy chục triệu đồng, nếu không có ai đến dự thì họ không tổ chức cưới cho con khi chưa đủ tuổi”-già làng Rơ Châm Tích cho biết.
Câu lạc bộ nói không với tảo hôn sẽ góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn
Ra mắt Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn” tại xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ). Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cùng quan điểm, già làng Ksor Hướng (làng Pó, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) cho rằng: Khi cấp ủy, chính quyền và già làng đến tuyên truyền thì một số người cho rằng nếu không cho lũ trẻ cưới vợ, lấy chồng thì chúng đòi tự tử. Việc này cũng gây ra nhiều khó khăn. Chính vì thế, những năm qua, làng đã có hơn 10 trường hợp tảo hôn. Để khắc phục tình trạng này, Mặt trận và các đoàn thể đã họp và thống nhất đưa việc phạt vạ tảo hôn vào quy định của làng. Ai để con tảo hôn phải kiểm điểm và phạt vạ trước bà con, có làm như thế thì các gia đình mới giáo dục, răn đe con em mình. Đồng thời phát huy vai trò của gia đình, dòng họ để tuyên truyền, vận động. Việc kết hôn sớm không chỉ vợ chồng khổ, con cái khổ mà làng cũng phải hòa giải vì các cặp tảo hôn thường xuyên xảy ra xích mích, mất đoàn kết do tuổi còn quá nhỏ.
Bên cạnh đó, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội: nhiều cặp vợ chồng chưa thể sống tự lập vì tuổi còn quá trẻ, nhiều trường hợp dẫn đến ly hôn. Cùng với đó, trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng tảo hôn thường ốm yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, mắc các dị tật, bệnh bẩm sinh... Để hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thì giải pháp căn cơ nhất vẫn là làm thay đổi suy nghĩ và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. 
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.