Lời nhắc nhở từ cơn mưa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những cơn mưa của tháng 8 một lần nữa cho thấy những bất cập trong quy hoạch và xây dựng đô thị, khi hai điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Đà Lạt và Phú Quốc cùng chung số phận ngập sâu, ngập lâu trong nước lũ.

Hình ảnh Đà Lạt trong đợt lũ vừa qua. Ảnh: Báo Lâm Đồng
Hình ảnh Đà Lạt trong đợt lũ vừa qua. Ảnh: Báo Lâm Đồng



Câu chuyện nghe chừng có phần phi lý khi một nơi là cao nguyên, nơi còn lại là hòn đảo, đồng nghĩa với việc lượng nước khó có khả năng ứ đọng lại lâu gây ngập úng. Nhưng điều đó lại xảy ra trong thực tế.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, mà trước hết là tác động từ biến đổi khí hậu khiến Tây Nguyên, Phú Quốc hứng chịu lượng mưa lớn lịch sử trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến những thiếu sót trong việc buông lỏng quản lý trong quy hoạch nhà cửa. Những điều này đã gây ra hệ lụy không nhỏ cho khu vực khi phải hứng chịu những hiện tượng cực đoan của thời tiết.

Với Đà Lạt, những hình ảnh được ghi lại từ trên cao đã cho cái nhìn toàn cảnh một cách rõ nét. Đại đa số những diện tích xung quanh trung tâm thành phố đã bị biến thành nhà kính. Cùng với sự bành trướng của những nhà kính, diện tích rừng thông tự nhiên cũng dần bị thu hẹp đáng kể. Theo thống kê của Sở NN và PTNT Lâm Đồng, với 52,5%, so với 10 năm trước, tỉnh Lâm Đồng đã giảm khoảng 8% về độ che phủ của rừng.

Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5.500 ha nhà kính, nhà lưới. Riêng TP Đà Lạt chiếm gần 2.800 ha diện tích nhà kính trồng rau và hoa, trong khi tổng diện tích sản xuất nông nghiệp chỉ 10.000 ha. Nhà kính, nhà lưới đã che phủ mặt đất khiến nước mưa không thể thẩm thấu, bên cạnh đó hệ thống thoát nước cũng không được quan tâm đúng mức khiến lượng nước dồn cục bộ.

Liên quan đến vấn đề nhà kính trong quy hoạch Đà Lạt, vào năm 2012, khi Lâm Đồng tổ chức hội thảo ý tưởng quy hoạch chung TP Đà Lạt, một nhóm các nhà nghiên cứu, chuyên gia Pháp đã cảnh báo nguy cơ lũ lụt, xói mòn do hoạt động sản xuất trong nhà kính của Đà Lạt gây ra.

Với Phú Quốc, quá trình bê tông hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt đã nhanh chóng đưa hòn đảo này trở thành một trong những nơi hiếm hoi bị ngập lụt dù bốn bề vây quanh là đại dương. Việc cấp phép xây dựng trong khi hệ thống thoát nước chưa đồng bộ đã biến các công trình như resort, khách sạn thành những con đê khổng lồ ngăn nước mưa thoát ra biển.

Nhiều năm qua, các nhà khoa học cũng như dư luận đã chỉ ra một trong những thủ phạm khiến các đô thị lớn ngập lụt trong mùa mưa chính là việc xây dựng cấp tập thiếu quy hoạch, quy hoạch không tốt hoặc xây dựng không đúng quy hoạch. Giờ đây, đến lượt Đảo Ngọc và Đà Lạt trở thành hai ví dụ điển hình cho thấy tác động của nguyên nhân quan trọng này trong việc gây ra ngập lụt. Đó là chưa kể đến việc hàng nghìn tấn rác thải từ bãi rác Cam Ly đổ xuống vườn và khu dân cư ở Đà Lạt, như một câu trả lời về những gì mà chúng ta đang phải gánh chịu khi cư xử không phù hợp với thiên nhiên và môi trường sống.

Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Chính phủ là trong phát triển phải chú trọng cả ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường; cần tập trung phát triển kinh tế nhưng không thể bỏ quên các vấn đề xã hội, môi trường. Chính phủ, Thủ tướng cũng chỉ đạo, triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể, như gần đây là các giải pháp tăng cường quản lý và kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa, đẩy mạnh phong trào nói không với đồ nhựa sử dụng một lần.

Nếu như thành phố cao nguyên và đảo cũng có thể bị ngập lụt thì bất cứ  đô thị nào cũng có thể chịu số phận tương tự nếu công tác quy hoạch, xây dựng và rộng hơn là công tác bảo vệ môi trường không được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường là vấn đề phải thực hiện quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ, thống nhất và có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành, cùng toàn xã hội, ý thức của mỗi người dân.

Thiên tai gây thiệt hại cho con người, tuy nhiên thiên tai và thiệt hại có thể được làm giảm nhẹ hay trầm trọng thêm tùy thuộc vào chính cách hành xử của con người với môi trường sống của mình.

Quang Lê (chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...