Lời cảnh báo rà soát hệ thống an toàn thông tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ hệ thống công nghệ của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDirect) bị tấn công là lời cảnh báo để tất cả công ty chứng khoán cũng như tổ chức tài chính cần chủ động rà soát lại hệ thống đảm bảo an ninh mạng. 
Đến chiều ngày 26-3, trên trang chính của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT vẫn thông báo đang trong quá trình khắc phục. Ảnh: TẤN BA

Đến chiều ngày 26-3, trên trang chính của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT vẫn thông báo đang trong quá trình khắc phục. Ảnh: TẤN BA

Tấn công mã hóa dữ liệu

Sáng 26-3, phía VNDirect đã lấy lại được “key” để giải mã dữ liệu, hy vọng có thể hồi phục lại hoàn toàn dữ liệu. Thông thường công ty có hệ thống dự phòng sẽ được sớm đưa lên “chạy” (áp dụng) trong trường hợp hệ thống chính bị tấn công. “Tuy nhiên, trường hợp VNDirect có thể đã bị tấn công cả hệ thống dự phòng chứ không chỉ hệ thống chính, khiến thời gian hồi phục bị kéo dài và phải “ngắt kết nối hệ thống” như đã diễn ra”, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty An ninh mạng quốc gia NCS, nhận định.

VNDirect đã đưa ra thông báo dự kiến sẽ kết nối lại với các sở giao dịch, nhà đầu tư mua bán bình thường từ thứ năm (28-3-2024). Đây không phải là thời gian quá lâu, với khối lượng dữ liệu lớn như của VNDirect, việc hồi phục cần tính theo đơn vị ngày. “Nếu VNDirect làm được như thông báo, đó là một nỗ lực lớn, đáng ghi nhận”, ông Vũ Ngọc Sơn nhận xét.

Bà Võ Dương Tú Diễm, Giám đốc Kaspersky Việt Nam, cho biết: “Thời gian gần đây, chúng tôi đã có nhiều cảnh báo về các nguy cơ tấn công vào các hệ thống tài chính. Chúng ta đều biết, không có hệ thống nào là an toàn tuyệt đối, nên các ngân hàng và các tổ chức tài chính đều cần tập trung đầu tư vào bảo mật thông tin để giảm khả năng các tác nhân độc hại xâm phạm vào hệ thống của các tổ chức”.

Bảo đảm an toàn “4 lớp”

Theo một chuyên gia của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, vụ việc hệ thống VNDirect bị tấn công là cảnh báo đến những những tổ chức về việc cần đầu tư nhiều cho hệ thống CNTT, trong đó có an ninh mạng. Đến lúc các công ty chứng khoán phải bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống theo mô hình phòng thủ “4 lớp” do Bộ TT-TT hướng dẫn.

Theo báo cáo kỹ thuật do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin thực hiện, liên tiếp trong các tháng 1 và 2-2024, hệ thống kỹ thuật của trung tâm này đã lần lượt ghi nhận 71.877 và 76.507 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức nhà nước.

Nói về nguy cơ tấn công mạng vào các hệ thống tài chính, ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky, chia sẻ: “Hiện nay, khi công nghệ tài chính tiến bộ, các ngân hàng mở thêm các cổng kết nối, tích hợp với các ứng dụng của bên thứ ba… Điều này vô hình trung đã tạo cơ hội cho tội phạm mạng thực hiện hành vi phá hoại hệ thống quan trọng nên các hệ thống tài chính càng phải cẩn trọng nhiều hơn”.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa phát cảnh báo về 6 lỗ hổng an toàn thông tin ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 3-2024. Cụ thể, các lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm Microsoft được cảnh báo tới các đơn vị tại Việt Nam lần này là: lỗ hổng CVE-2024-21408 trong Windows Hyper-V, CVE-2024-26198 trong Microsoft Exchange Server, CVE-2024-21407 trong Windows Hyper-V, CVE-2024-21334 trong Open Management Infrastructure - OMI, CVE-2024-21426 trong Microsoft SharePoint và CVE-2024-21411 trong Skype for Consumer.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null