Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42: Nhiều tác phẩm hay 'làm khó' ban giám khảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Diễn ra tại TP.Quy Nhơn (Bình Định) từ ngày 19 - 22.3, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 ghi nhận sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng tác phẩm dự thi và việc ứng dụng công nghệ số trong sáng tạo tác phẩm báo chí.

ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHÁT TRIỂN ĐA NỀN TẢNG

Ban tổ chức Liên hoan Truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) lần thứ 42 nhận được 734 tác phẩm (thời lượng 47.061 phút) dự thi của 100 đơn vị. Các tác phẩm được chấm và trao giải theo 11 thể loại gồm: Chương trình dành cho thiếu nhi, phim tài liệu, phóng sự, phóng sự ngắn, chương trình khoa giáo, chương trình đối thoại - tọa đàm, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, chương trình ca múa nhạc, sân khấu, phim truyện truyền hình và video trên nền tảng số.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng giám đốc Đài THVN, Chủ tịch LHTHTQ lần thứ 42, trao giải vàng cho đại diện Báo Thanh Niên với tác phẩm Tội ác trong Mái ấm Hoa Hồng (thể loại video trên nền tảng số: Tin tức chính luận)
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng giám đốc Đài THVN, Chủ tịch LHTHTQ lần thứ 42, trao giải vàng cho đại diện Báo Thanh Niên với tác phẩm Tội ác trong Mái ấm Hoa Hồng (thể loại video trên nền tảng số: Tin tức chính luận)

"Bên cạnh việc chọn lọc và tôn vinh những tác phẩm truyền hình xuất sắc nhất trong 2 năm qua, điểm nổi bật của LH lần này là các sự kiện chuyên ngành đều hướng đến mục tiêu "chuyển đổi số - đổi mới nội dung - phát triển đa nền tảng", có thể coi là kim chỉ nam cho hệ thống báo chí truyền hình VN trong thời đại số và kỷ nguyên vươn mình của đất nước", ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN (THVN), Chủ tịch LHTHTQ lần thứ 42, cho biết.

Loạt video về Mái ấm Hoa Hồng đạt giải vàng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc

Theo nhà báo Đinh Trần Việt, Giám đốc Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số Đài THVN, Trưởng ban Giám khảo thể loại video trên nền tảng số, so với LH lần thứ 41, các video trên nền tảng số dự thi lần này tăng khá mạnh, từ 41 lên 66 video. Điều đó cho thấy các chương trình truyền hình không chỉ đổi mới chất lượng, nội dung mà việc ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ mới trong hoạt động làm báo đã trở thành yếu tố quan trọng, phù hợp với nhu cầu của thời đại, đặc biệt là sản xuất và phân phối nội dung số trên đa nền tảng. Thể loại video trên nền tảng số là nơi các nhà sản xuất nội dung có thể thỏa sức sáng tạo, mang đến những góc nhìn độc đáo và tiếp cận khán giả nhanh chóng. Chính vì vậy, đây là một trong những hạng mục được chú ý trong liên hoan năm nay.

Công tác chấm giải tại LHTHTQ lần thứ 42
Công tác chấm giải tại LHTHTQ lần thứ 42

Thể loại video trên nền tảng số dự thi lần này có nhiều tác phẩm chất lượng, có sức hấp dẫn, lan tỏa mạnh mẽ và rộng rãi trong đời sống xã hội, như: Tội ác trong Mái ấm Hoa Hồng (Báo Thanh Niên), Toàn cảnh vụ tấn công 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk (Báo Tuổi Trẻ TP.HCM), Tazan kể chuyện làng (Đài PT-TH Gia Lai), Kín trời phơi phới vàng sao (Đài PT-TH Hà Nội), "Bẫy" đổi đời (Đài PT-TH Hậu Giang), Đẩy côn bắt cá mùa nước nổi (Đài PT-TH Vĩnh Long)…

GIÁM KHẢO PHẢI XEM ĐI XEM LẠI ĐỂ CHẤM GIẢI

Thể loại phóng sự có 140 tác phẩm dự thi tại LH lần này, trong đó nhiều tác phẩm được đánh giá cao như: 2 chương trình, 1 thất bại (Đài PT-TH Bình Định), Hành trình hồi sinh Làng Nủ (Đài PT-TH Lào Cai), Hành trình tìm việc nơi đất khách: Đi 3 "không" về 5 "không" (Đài PT-TH Tây Ninh), Bẫy (Đài PT-TH Phú Yên), Ngăn ngừa tình trạng trẻ hóa tội phạm (Đài PT-TH Hải Phòng), Bẫy lừa đảo (Đài Truyền hình TP.HCM)...

Theo nhà báo Nguyễn Hà Nam, nguyên Trưởng ban Thư ký biên tập Đài THVN, Trưởng ban Giám khảo thể loại phóng sự, LH năm nay thể loại phóng sự có số lượng tác phẩm nhiều và thời lượng nhiều nhất. "Nhiều phóng sự khá tốt, cách thể hiện hiện đại, cách đề cập ngắn gọn", ông Nam cho biết.

Còn thể loại phóng sự ngắn chiếm số lượng nhiều nhất với 148 tác phẩm. Thể loại này bám sát dòng thời sự, tiêu chí quan trọng nhất là yếu tố phát hiện. Vì vậy, tác phẩm được đánh giá cao phải mang đến một góc nhìn mới mẻ, có giá trị thông tin.

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Giám đốc, Tổng biên tập Đài PT-TH Tuyên Quang, Ủy viên Ban giám khảo thể loại phóng sự ngắn, số lượng tác phẩm phóng sự ngắn dự thi năm nay nhiều hơn LH trước, chất lượng nâng cao hơn, đặc biệt là các tác phẩm phản ánh thực tế cuộc sống. "Có những tác phẩm khiến ban giám khảo phải xem đi xem lại để ra được quyết định, lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải", nhà báo này nói.

Thể loại phim truyện truyền hình có 34 tác phẩm đến từ 14 đơn vị sản xuất dự thi, tăng gấp đôi so với kỳ LH trước. Trong đó có nhiều phim tạo dấu ấn với người xem khi phát sóng: Hoa sữa về trong gió, Chúng ta của 8 năm sau, Không thời gian, Gặp em ngày nắng (Trung tâm phim truyền hình Đài THVN)… Bên cạnh các đơn vị sản xuất phim giàu kinh nghiệm, LH năm nay có sự tham gia một số đài địa phương: Hương đồng lác (Đài PT-TH Đồng Tháp), Bình minh đang lên (Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh)…

Diễn viên Ngọc Lan, Ủy viên Ban giám khảo thể loại phim truyện truyền hình, cho biết mặt bằng chung chất lượng phim truyền hình dự thi LH lần thứ 42 tốt hơn nhiều so với các LH trước. Do có nhiều phim tham gia dự thi nên ban giám khảo phải làm việc từ trước để chấm tác phẩm.

"Chúng tôi đã làm việc trước đó một vài tháng và tới giờ thì ngồi lại với nhau, bắt đầu thảo luận, mỗi người sẽ đưa ra ý kiến và phản biện lại nếu ý kiến của mình không được đồng thuận. Làm việc mở như thế sẽ mang tới đánh giá công tâm nhất", diễn viên Ngọc Lan nói.

Theo Hoàng Trọng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null