Lên núi lấy măng, ông nông dân vô tình đào trúng hai quả trứng, ngờ đâu chuyên gia định giá 2,8 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Một lão nông dân nghèo ở Tứ Xuyên khi đi lên núi đào măng bỗng phát hiện hai quả 'trứng máu' rất đặc biệt, ai ngờ có giá lên tới 2,8 tỷ đồng.

Trung Quốc vốn có lịch sử văn hóa lâu đời, mỗi thời đại con người đều sẽ để lại những báu vật vô giá. Là đất nước đã trả qua mấy ngàn năm hình thành và phát triển, những di sản văn hóa còn lại cho đến ngày nay nhiều vô kể. Dù các nhà nghiên cứu khảo cổ không ngừng tìm kiếm vết tích người xưa nhưng cũng có rất nhiều bảo vật vô giá lại được chính người dân tìm thấy.
 

 


Từng có một lão nông tại Tứ Xuyên khi đang đào măng trên núi đã may mắn tìm thấy bảo vật. Thứ ông dùng cuốc đào được là hai “quả trứng máu”. Qua quá trình thẩm định của các chuyên gia mới phát hiện hai “quả trứng” này thực sự có giá trên trời, ước tính lên tới 800.000 NDT (2,8 tỷ đồng).

Người đàn ông này cũng như bao nông dân bình thường khác, sống dựa vào núi rừng. Công việc hằng ngày của ông là lên núi đào măng ra chợ bán, dùng nguồn thu nhập ít ỏi này để nuôi gia đình.

 

 


Có một hôm, ông vẫn như thường lệ lên núi đào măng. Trong lúc đào bới, ông đã tìm thấy trong lớp đất là hai viên đá trông giống như quả trứng. Tò mò, ông cầm lên lau sạch và phát hiện hai viên đá này không hề đơn giản. Sắc đỏ xen lẫn với trắng, dưới ánh mặt trời như phát ra ánh sáng. Ban đầu, ông định mang về nhà cho cháu mình chơi.
 

 


Nhưng ông lại cảm thấy hòn đá có thể là một báu vật nên đã mang về đưa con trai xem. Tuy nhiên, người con trai cũng không thể biết vật này là gì nên đành đăng tải hình ảnh của chúng lên mạng, mong có người nhận ra. Bức ảnh này đã thu hút sự chú ý của giới chuyên môn. Các chuyên gia đã lập tức liên hệ với lão nông và mang hai hòn đá về nghiên cứu.
 

 


Qua thẩm định, các chuyên gia phát hiện hai viên đá này chính là di vật từ thời nhà Minh của Trương Hiến Trung. Trong sử sách có ghi lại nơi cuối cùng mà Trương Hiến Trung ở lại, tình cờ trùng với vị trí mà lão nông nhặt được hai viên đá.

Loại đá này có hình dạng giống như quả trứng, nhưng lại có màu đỏ nên người ta thường gọi là đá trứng máu. Đá trứng máu là một trong 4 loại đá quý của Trung Quốc, vô cùng quý hiếm và thường được làm đồ chơi của các Hoàng đế trước đây.

Trương Hiến Trung sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo khó nhưng lại rất thông minh và dũng cảm. Từ nhỏ ông đã cùng cha buôn bán táo đỏ, sau khi lớn lại đến nha môn làm bổ khoái. Sau đó ông gia nhập quân đội. Vì là người có tính cách mạnh mẽ, lại cương trực ngay thẳng nên ông không thể chịu đựng nổi những bất công trong thời kỳ Minh Tư Thông, vị vua tàn bạo cuối cùng của triều Minh. Ông đã đứng đầu mở ra những cuộc khởi nghĩa từ chính quê hương của mình, đốt lăng tẩm điện đài, tấn công Trì Thành, lật đổ nhà Minh, thành lập lên chính quyền Đại Tây tại Thành Đô, Tứ Xuyên.

 

 


Hai viên đá trứng máu này là đồ vật mà ông thường dùng để chơi khi còn cầm quyền trong tay và chúng đã biến mất sau khi ông qua đời, hiện tại lại được một lão nông đào lên. Các chuyên gia nhận định viên đá máu này có thể trị giá 800.000 NDT (2,8 tỷ đồng) và ngỏ ý muốn mua nó. Lão nông đương nhiên vui vẻ đồng ý bán vì số tiền này đối với ông là một số tiền rất lớn và hai viên đá này giữ trong tay cũng không có ích lợi gì.
 

 


Những món đồ cổ, suy cho cùng chúng có giá trị lớn như vậy là vì đã mang trong mình dấu ấn của nền văn minh đã qua. Chúng ta có thể dựa vào nó để xác minh các sự thật lịch sử. Sử sách lưu lại là chủ quan cá nhân người viết, nhưng cổ vật lại là thứ tồn tại khách quan. Hai yếu tố này tồn tại song song để tạo nên bức tranh chân thực nhất về lịch sử.
 

https://danviet.vn/len-nui-lay-mang-ong-nong-dan-vo-tinh-dao-trung-hai-qua-trung-ngo-dau-chuyen-gia-dinh-gia-28-ty-dong-20210629164823523.htm

Theo Phạm Trang (Theo GĐXH/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.