Lễ rước nước thiêng ở Liên Hà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng năm cứ đến ngày 1 tháng 2 (âm lịch) người dân xã Liên Hà (Đan Phượng - Hà Nội) lại tưng bừng tổ chức Lễ rước nước thiêng từ sông Hồng (sông Mẹ) về làm các nghi lễ trong đình Đình Ngũ Giáp (còn gọi là Đình Dày, đình Hạ Trì, đình Liên Hà) để tưởng nhớ công ơn của Thừa tướng Lữ Gia và Danh tướng Sa Lãng.
 

Đoàn đi rước nước được điều khiển bởi một đội trưởng thổi tù và bằng ốc.
Đoàn đi rước nước được điều khiển bởi một đội trưởng thổi tù và bằng ốc.


Năm nay, do tình hình COVID-19 khó lường, chưa biết tình hình sẽ ra sao, nhưng bà con nơi đây vẫn không ngừng nguôi nhớ về lễ hội trọng thể này.

Theo thần phả để lại, Tương truyền, Lữ Gia là người xã Thiên Phúc, huyện Ninh Sơn, làm Thừa tướng của 3 triều vua nhà Triệu, nước Nam Việt (136 - 111 TCN). Trong thời gian làm quan, vua Triệu phái Lữ Gia về cai quản vùng Thuỵ Ứng. Nhà Hán muốn Nam Việt quy thuộc nhưng bị Lữ Gia nhiều lần phản đối. Sau khi nhà Hán xâm lược Nam Việt, Lữ Gia đem quân chống lại. Nhà Hán phản công, Lữ Gia bị thất bại và hy sinh. Tưởng nhớ công ơn, nhân dân trang Hạ Trì đã lập đền thờ phụng Lữ Gia.

Còn danh tướng Sa Lãng tương truyền là con gái của một vị hùng trưởng ở bộ Nam Hải, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Bấy giờ, Thái thú nhà Hán là Tô Định bạo ngược, vơ vét của cải, tô thuế nặng nề khiến cho nhân dân vô cùng khốn khổ. Bà Sa Lãng đã đứng lên chiêu mộ nghĩa binh tại trang Hạ Trì và các vùng lân cận. Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà đưa nghĩa binh hội dưới cờ Hai Bà Trưng tại của sông Hát. Đất nước độc lập, bà xin Trưng Vương cho về trang Hạ Trì giúp dân việc tang nông. Bà hoá tại đây vào ngày 8 tháng Ba âm lịch.

Còn thông tin Thừa tướng Lữ Gia và Danh tướng Sa Lãng lại được thờ chung ở Đình Ngũ Giáp thì không có chính sử ghi lại. Sử sách chỉ ghi lại đình được xây dựng từ rất sớm. Đình còn lưu giữ một bản sắc phong niên đại Vĩnh Tộ thứ 2 (1620) cho phép khẳng định đình được xây dựng vào thế kỷ XVII, thời Lê Trung hưng. Đình quay hướng Đông Bắc, nhìn ra sông Hồng, gồm đại bái và hậu cung kết cấu theo hình chữ “đinh” và được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm từ 1990.

Cứ đến ngày mồng 1 tháng 2 (Âm lịch), khi sương sớm còn lãng đãng giăng trên sông Hồng, các cụ già làng Liên Hà đã rộn ràng khăn xếp, áo the tập trung ở đình làng chuẩn bị các nghi lễ cho hội rước nước. Nhân dân các làng trong xã sắm sửa lễ vật, hương hoa để đến đình xin lộc. Lễ hội rước nước đã đi vào tâm thức của người dân Liên Hà như một hành trình uống nước nhớ nguồn, truyền bá cho con cháu về vùng đất có bề dày lịch sử.


 

Nghi lễ đưa nước thiêng về dình nhất định phải do các thiếu nữ làng Liên Hà đảm nhiệm. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi lễ đưa nước thiêng về dình nhất định phải do các thiếu nữ làng Liên Hà đảm nhiệm. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi thức lấy nước ở giữa dòng sông Hồng. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi thức lấy nước ở giữa dòng sông Hồng. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
 Các bô lão làng Liên Hà làm lễ xin Thừa tướng Lữ Gia và thành hoàng làng đi rước nước. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Các bô lão làng Liên Hà làm lễ xin Thừa tướng Lữ Gia và thành hoàng làng đi rước nước. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi thức rót nước thiêng để dâng lên ban thờ. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi thức rót nước thiêng để dâng lên ban thờ. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi lễ dâng nước thiêng ở trong mật điện do một bô lão có uy tín trong làng Liên Hà đảm nhiệm. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Nghi lễ dâng nước thiêng ở trong mật điện do một bô lão có uy tín trong làng Liên Hà đảm nhiệm. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
 Lễ rước nước thiêng làng Liên Hà được duy trì từ khoảng 2.000 năm nay. Tùy từng năm quy mô tổ chức lớn nhỏ đều do các bô lão đức cao vọng trọng trong làng quyết định. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện
Lễ rước nước thiêng làng Liên Hà được duy trì từ khoảng 2.000 năm nay. Tùy từng năm quy mô tổ chức lớn nhỏ đều do các bô lão đức cao vọng trọng trong làng quyết định. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện
Các bô lão đọc lời khấn cầu mong xóm làng yên vui, mùa màng bội thu trong năm tới. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.
Các bô lão đọc lời khấn cầu mong xóm làng yên vui, mùa màng bội thu trong năm tới. Ảnh tư liệu của Trịnh Thông Thiện.


Mặt khác, theo các bô lão làng Liên Hà, các cư dân sông ven sông Hồng đề tâm niệm, sông Hồng (có nơi gọi là sông Cái, hoặc sông Mẹ) nước sông Hồng là nguồn mạch của sự sống, của sự sinh sôi. Quan trọng hơn, Lễ hội rước nước tạo thành một niềm tin với người dân nước thiêng sẽ mang đến mùa màng trong năm tới bội thu, mùa chài lưới trên sông Hồng thắng lợi, cuộc sống phồn thịnh cho các làng và tri ân với các bậc anh hùng đã có công dựng và giữ nước.

https://laodong.vn/van-hoa/le-ruoc-nuoc-thieng-o-lien-ha-883617.ldo
 

Theo TRỊNH THÔNG THIỆN (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.