Lễ chùa đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Mỗi độ Tết đến xuân về, người dân thường đi lễ chùa để cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới. Ngoài ý nghĩa kỳ vọng mọi sự tốt lành, chuyện đến chùa trong những ngày xuân còn mang ý nghĩa về tâm linh, tín ngưỡng.

Đi lễ chùa là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, với mục đích là trải nghiệm, hòa mình vào đời sống tâm linh. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà còn là khoảnh khắc để mỗi người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.

Trong những ngày xuân, cao điểm là từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, tất cả các chùa đều mở cửa phục vụ bà con phật tử và người dân. Tại chùa Vạn Phật (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Huệ (tổ 1, phường Hoa Lư) đi cùng con trai là anh Nguyễn Văn Phương. Bà Huệ bộc bạch: “Đầu năm Quý Mão, sau khi lễ chính ở chùa Vạn Phật, tôi và con cháu còn sắp xếp thời gian để đến một số chùa trong thành phố”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh Bình (tổ 9, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho hay: “Để cầu nguyện cho một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và may mắn, năm nay, gia đình tôi đến lễ Phật tại chùa Bửu Thắng và chùa Minh Thành”.

Người dân đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: Thanh Nhật

Người dân đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: Thanh Nhật

Dịp này, các chùa cũng tổ chức một số khóa lễ cầu an đầu năm cho gia đình phật tử và người dân. Ông Trương Phú Dự (tổ 2, phường Hội Phú, TP. Pleiku) cho hay: “Đầu năm, chúng tôi đến chùa Bửu Long nhờ quý thầy làm lễ cầu an cho các thế hệ trong gia đình luôn dồi dào sức khỏe, bình an”.

Vợ chồng anh Hà Văn Lực (tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) dẫn em vợ là Nguyễn Thị Dung ở tỉnh Kon Tum về Pleiku ăn Tết cùng đi chùa lễ Phật. Tương tự, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (tổ 9, phường Hoa Lư) cùng bạn là chị Huỳnh Nguyễn Phương Anh (TP. Đà Nẵng) tham quan và lễ Phật tại chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Chị Huỳnh Nguyễn Phương Anh bộc bạch: “Lần đầu tiên đến với Gia Lai, tôi cảm nhận thời tiết ở đây rất dễ chịu. Gia Lai cũng là nơi có nhiều chùa lớn với nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng”.

Đặc biệt, nhiều bạn trẻ đã chọn đến chùa tham quan, trải nghiệm trong dịp đầu xuân. Bạn Đinh Hữu Khang (tổ 1, phường Yên Thế), sinh viên Đại học FPT-nhận xét: “Tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, thoải mái khi đi lễ chùa đầu năm. Ngoài việc thắp nhang cầu nguyện cho bản thân và gia đình năm mới mạnh khỏe, tôi và các bạn còn dành thời gian chụp rất nhiều hình để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của ngày xuân tại một số ngôi chùa trên địa bàn TP. Pleiku. Tôi cũng gặp nhiều bạn bè cùng trang lứa đến chùa để chụp hình lưu niệm”.

Giới trẻ vãn cảnh chùa đầu Xuân. Ảnh: Thanh Nhật

Giới trẻ vãn cảnh chùa đầu Xuân. Ảnh: Thanh Nhật

Đề cập về vấn đề đi chùa lễ Phật, Thượng tọa Thích Giác Hiền-Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Văn hóa của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh-chia sẻ: “Khi đi chùa, bà con phật tử và người dân nên mặc trang phục lịch sự, trang nghiêm, phù hợp văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, để không làm mất đi nét thanh tịnh của chốn thiền môn. Thắp nhang cũng là một nét văn hóa. Tuy nhiên, ở mỗi bàn thờ có đặt lư nhang, mỗi lượt chúng ta chỉ cần thắp 1 cây nhang là đủ và đó là thể hiện ý nghĩa “nhất tâm”. Đồng thời, vào chùa làm lễ cầu nguyện hay trải nghiệm tâm linh thì sự yên lặng là biểu hiện trang nghiêm cần thiết, để có đời sống tâm linh một cách sâu lắng hơn, không nên nói cười lớn tiếng, ồn ào. Ý thức nét đẹp văn hóa này để khi vào chùa giữ được thân an, tâm yên thì chúng ta mới có đủ điều kiện để trải nghiệm các giá trị an lạc.

“Truyền thống đi chùa lễ Phật đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử, bởi những giá trị nhân văn của đạo Phật. Các chùa không những là cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa và giáo dục. Không dừng lại ở góc độ tín ngưỡng, vào dịp đầu xuân và các kỳ lễ trọng, tại các chùa thường có thông báo chương trình hoạt động văn hóa và tâm linh để giúp bà con theo dõi, sắp xếp thời gian tham dự, hướng đến phước báo được trọn vẹn”-Thượng tọa Thích Giác Hiền nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Lộc của ngày mưa

Lộc của ngày mưa

(GLO)- Sau cơn mưa, tôi tranh thủ ra vườn cuốc dọn đám cỏ dại đang mọc tốt um. Bất ngờ phát hiện trong vườn có ổ nấm mối, tôi mừng rỡ chụp ngay vài tấm ảnh để khoe với cả nhà.
Mo cau ngày cũ

Mo cau ngày cũ

(GLO)- “Nửa đêm nghe tiếng tàu cau rụng/Trở mình nội phẩy chiếc quạt mo/Đêm hè tôi ngủ tròn giấc mộng/Thương nhớ mo cau đã cũ càng”. Đọc những câu thơ của bạn, tôi rưng rưng nhớ về chiếc mo cau một thời ở quê nhà.
Lời ru của mẹ

Lời ru của mẹ

(GLO)- Dù đang rất mệt, nhưng khi được nghe tiếng mẹ hát ru cháu ngủ, ký ức những ngày tháng tuổi thơ của tôi cứ thế ùa về, thân thương đến lạ.
Hiểu sử một cách đơn giản với cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh"

Hiểu sử một cách đơn giản với cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh"

(GLO)- “Lược sử nước Việt bằng tranh” không phải cuốn sách đầu tiên tóm tắt lịch sử nhưng lại đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các độc giả trẻ trong thời gian gần đây. Việc thay đổi cách thể hiện ấn phẩm và cách tiếp cận độc giả đã giúp lịch sử không còn là những cột mốc khô khan.
Nhớ chiếc võng gai

Nhớ chiếc võng gai

(GLO)- Trời nóng, điện lại bị cúp. Tôi lôi cái võng ra ngoài sân nằm cho đỡ oi bức, ngột ngạt. Tiếng sột soạt đều đều theo nhịp đu đưa của cánh võng làm tôi nhớ đến chiếc võng gai ngày ấy.