Làng gốm Thanh Hà đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng gốm Thanh Hà (TP. Hội An, Quảng Nam) được thành lập khoảng thế kỷ XVI, XVII có hơn 500 tuổi vừa đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong khuôn khổ Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, TP. Hội An) năm 2022, sáng 7-8 đã diễn ra lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề gốm Thanh Hà.

Làng gốm cổ hơn 500 tuổi ở TP. Hội An (Quảng Nam) chủ yếu chế tác các sản phẩm đồ gốm phục vụ sinh hoạt, tín ngưỡng, gia dụng, nhất là gạch, ngói xây dựng các công trình kiến trúc cổ Hội An. Sản phẩm gốm Thanh Hà được triều đình nhà Nguyễn ghi vào sách Đại Nam nhất thống chí phần thổ sản Quảng Nam.

Đại diện làng gốm đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề gốm Thanh Hà. Ảnh: LINH TUẤN/QNO
Đại diện làng gốm đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề gốm Thanh Hà. Ảnh: LINH TUẤN/QNO


Ngày 27-8-2019, nghề gốm Thanh Hà được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  

Ông Nguyễn Văn Lanh-Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An (Quảng Nam) chia sẻ trên Báo Thanh Niên, danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là sự tôn vinh và đánh giá cao về giá trị, ý nghĩa của di sản nghề gốm Thanh Hà. Đồng thời, ghi nhận công lao gìn giữ, lưu truyền và phải nói là các nghệ nhân đã rất kỳ công để bảo tồn nghề gốm không bị mai một, thậm chí phát huy rất tốt.


“Việc công nhận danh hiệu này làm cho người dân Thanh Hà nói riêng và TP. Hội An nói chung thêm một lần nữa có niềm tự hào và ý thức trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ di sản này, để tiếp tục sáng tạo những giá trị mới”-ông Lanh nói thêm.
 

GIA BẢO (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.