(GLO)- Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), theo dự thảo kế hoạch của UBND tỉnh Gia Lai, 41 hồ sơ cán bộ đi B sẽ được trao trả cho cán bộ hoặc thân nhân của họ sau gần nửa thế kỷ lưu trữ nghiêm cẩn.
Tại Nhà truyền thống Sư đoàn 320 và Bảo tàng Quân đoàn 3 chiếc xe đạp và khẩu súng của Đại tướng Văn Tiến Dũng-nguyên Tư lệnh, kiêm Chính ủy Đại Đoàn Đồng bằng (Sư đoàn 320 ngày nay) sau này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã được coi là một kỷ vật thiêng liêng, vô giá.
Huyện Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) có 6 xã định canh định cư, trong đó có hàng nghìn hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu đã tự nguyện đổi thành họ Hồ của Bác.
(GLO)- Cách đây 45 năm, gần 20 cán bộ, chiến sĩ Đồn Công an vũ trang 649 (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh ngày nay) với lời thề “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất một tấc đất biên cương” đã anh dũng, kiên cường chống lại cuộc tấn công của 1 tiểu đoàn quân Pol Pot được trang bị đầy đủ vũ khí hạng nặng. Ký ức về lời thề giữ đất đến giờ vẫn vẹn nguyên trong lòng các cựu chiến binh tham gia trận đánh năm xưa.
(GLO)- Vua Nước là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng của người Jrai được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Người Jrai gọi Vua Nước là Pơtao Ia-người đứng đầu Thủy xá. Vua ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, là người giữ vị trí trung gian kết nối giữa thần linh với con người, không phải là vua của một bộ máy nhà nước.
Một ngày cuối hạ, bầu trời vừa cao xanh trở lại sau trận mưa rào và ánh nắng sáng bừng lên khích lệ, tôi tìm về xóm Văn Miếu, thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Và khi cánh cổng nhà ông Đào Hà vừa mở ra chào khách, tôi đã thốt lên trầm trồ khi ngay trước mặt mình là một “giàn mướp“ trĩu trịt “quả“. Tôi vội hỏi chủ nhân “Ông trồng loại mướp gì mà quả nom lạ thế?“. Ông Đào Hà chừng như đoán ngay ra sự “nhầm lẫn“ của tôi, nhưng ông không vội trả lời, ông làm vẻ “vô tư“ hỏi lại: “Thì bác nhìn lại đi đã“. Nghe theo “chỉ dẫn“, tôi lấy tay dụi mắt rồi ngước lên nhìn lại. “Gì thế này?“ - tôi tự hỏi và tự trả lời: “Một “giàn mướp“ độc nhất vô nhị“.
Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật... Mỗi hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang kể với công chúng về câu chuyện của những người làm báo, tái hiện sinh động dòng chảy của lịch sử, trong đó báo chí vừa là người quan sát, vừa là chứng nhân.
(GLO)- Với những người từng vào sinh ra tử nơi chiến trường, kỷ vật thời kỳ ấy là vô giá. Mặc dù đã cũ theo thời gian, nhưng chúng vẫn lấp lánh màu ký ức. Những ngày này, khi chia sẻ cùng chúng tôi câu chuyện về một số kỷ vật lưu giữ suốt nửa thế kỷ qua, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Nhương (tổ 8, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không khỏi xúc động.
(GLO)- Sau những trận đánh từ năm 1969 cho đến mùa hè đỏ lửa năm 1972, hài cốt của nhiều cán bộ, chiến sĩ vẫn còn nằm lại trên dãy núi Chư Pao (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Vậy nên, hành trình đi tìm đồng đội, người thân với sự giúp sức của Đội Quy tập mộ liệt sĩ (Cục Chính trị, Quân đoàn 3) chưa bao giờ ngơi nghỉ.
Tại Bảo tàng CAND hiện lưu giữ hàng ngàn hình ảnh, tài liệu, hiện vật của lực lượng An ninh miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là nguồn sử liệu gốc quan trọng hàm chứa các thông tin gốc về lịch sử xã hội, con người cụ thể trong lực lượng An ninh miền Nam suốt 20 năm đấu tranh trường kỳ.
(GLO)- Bảo tàng tỉnh Gia Lai là nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Đây cũng là địa chỉ thân thuộc của nhiều người đến hiến tặng hiện vật lịch sử với mong muốn những kỷ vật được gìn giữ đến muôn đời.
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của Hoàng đế Gia Long (1820-2020), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trưng bày chuyên đề về tư liệu, hiện vật, cổ vật của Hoàng đế Gia Long tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế từ nay đến hết tháng 8-2020.
Bảo tàng CAND - nơi lưu giữ bảo quản và trưng bày tài liệu hiện vật về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành với những chiến công đặc biệt tiêu biểu xuất sắc, mưu trí sáng tạo của lực lượng CAND. Trong những ngày tháng 5 lịch sử, nhớ về Bác với tình cảm đặc biệt của Bác Hồ dành cho lực lượng CAND khiến chúng ta không khỏi xúc động.
Một mặt dây chuyền 40.000 tuổi có thể là vật trang sức cuối cùng mà một loài người hoàn toàn khác với chúng ta đã làm ra trước khi biến mất khỏi thế giới.
72.000 hồ sơ kỷ vật của những người đi B gợi nhớ một thời kỳ gian lao mà anh dũng của lịch sử dân tộc. Những ngày cận Quốc khánh 2-9, nhớ đến họ như là một cách nhắc nhở nhau về lòng yêu nước.