Ký ức mùa tưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối năm, giữa bạt ngàn núi đồi, âm vang tiếng máy nổ xình xịch từ xa vọng về giữa tiết trời lành lạnh càng làm cho không khí thêm chộn rộn, khấp khởi. Một mùa tưới nữa lại về.
 Hoa cà phê. (Ảnh nguồn internet)
Hoa cà phê. (Ảnh nguồn internet)
Ngày còn bé, vào mùa tưới cà phê, mỗi tối tôi đều theo chân cha lên rẫy. Hồi ấy, tôi cứ háo hức xách đèn pin chạy trước để rọi đường. Nhưng dường như những mô đất đỏ bazan không mấy thiện cảm với bước chân sáo huỳnh hụych của một con bé nghịch ngợm như tôi. Hơn một lần, chúng cố tình giăng bẫy đánh uỵch tôi trượt xuống lòng hố ép xanh mà cha vừa tưới đẫm. Cả người tôi ướt nhẹp, lấm lem nào lá cà phê, nào rơm, nào đất đỏ… Những cơn gió đêm thừa cơ thổi thông thống lạnh lùng như không hề biết cảm thông. Vậy nhưng lúc ấy tôi vẫn cười vì sợ cha mắng rồi chạy lên chòi rẫy gần đó thay quần áo; miệng vẫn cố huýt sáo tiếng được tiếng mất vì hai hàm răng chỉ chực bầm bập va vào nhau trong cái lạnh tê tái. 
Thời điểm ấy, những búp hoa cà phê trắng mướt, nõn nà bắt đầu phơi mình giữa sương lạnh tựa hài nhi “chực sữa” từ đất mẹ để được thỏa sức vẫy vùng. Mạch nước nguồn ngọt lành, tinh khiết đã tiếp thêm nguồn sinh lực cho những nụ hoa còn e ấp thuận tình bung nở. Mùa trăng cuối của một năm, cả đất trời Tây Nguyên điểm xuyết bởi những điểm trắng, chấm trắng rồi cứ thế trắng xóa cả núi đồi. Không gian ngập tràn hương hoa ngọt lành hòa quyện với màu nắng vàng sóng sánh như mật ngọt khi mặt trời lên, xua tan vị rét buốt của hơi sương, thu hút lũ ong bướm tìm về tình tự giao duyên. Thời khắc ngắn ngủi ấy, cả đất trời, cỏ cây, chim muông như cùng giao hòa để đón mùa xuân về trên cao nguyên. 
Sương đêm phủ trắng trên từng phiến lá xanh… Tiếng máy nổ xình xịch đều đều, mùi dầu máy hòa lẫn trong gió vi vút trập trùng qua đồi qua núi, qua cả không gian lẫn thời gian… Từng chùm hoa trắng muốt, tinh khôi như lời ước hẹn của một mùa bội thu làm an lòng nhà nông… Dư vị ấy vẫn thoảng qua đâu đó trong từng ký ức, từng nhịp sống của hiện tại, để lại những xôn xao, rộn ràng xen lẫn những ngọt ngào thơ ấu trong tôi. 
Trúc Phùng

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.