Kỳ thi tốt nghiệp nhìn từ dịch COVID 19: Nên giảm môn hoặc bỏ hẳn kỳ thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu không, hay chưa thể bỏ hẳn kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia thì dịch COVID-19 cũng là nguyên cớ tốt để có thể bỏ bớt môn thi, “giảm tải” thực sự cho cả học sinh, phụ huynh, ngành giáo dục và cả xã hội.

 Kỳ thi THPT quốc gia luôn gây áp lực, tốn kém chi phí trong khi tỉ lệ tốt nghiệp lên tới hơn 97% liệu có còn cấn thiết? Ảnh: Hải Nguyễn
Kỳ thi THPT quốc gia luôn gây áp lực, tốn kém chi phí trong khi tỉ lệ tốt nghiệp lên tới hơn 97% liệu có còn cấn thiết? Ảnh: Hải Nguyễn



Bức thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Chủ tịch UBND TP Hà Nội của thầy hiệu trưởng trường Marie Curie đang nhận được sự tán đồng của rất nhiều người dân.

Bức thư ấy nêu thực tế các trường đang phải tiếp tục cho học sinh nghỉ học và chưa biết tình hình này còn kéo dài đến bao giờ khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Bộ Giáo dục cũng thế, dù đã hai lần điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học và thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2020, nhưng cũng chưa rõ đó có phải là thời điểm cuối.

Thư của Hiệu trưởng Marie Curie kiến nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ quyết định chỉ thi các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Kiến nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho phép trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tới chỉ thi các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; bỏ môn thi thứ tư.

Xa hơn, TS  Nguyễn Viết Chức,  nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội còn đề nghị “nên bỏ kỳ thi quốc gia”.

Bởi theo ông, mục tiêu của kỳ thi là để công nhận tốt nghiệp cho học sinh sau 12 năm học phổ thông. Bởi kỳ thi hiện nay “đang gộp 2 mục tiêu vừa xét tốt nghiệp vừa là cơ sở để các trường đại học xét tuyển" (có nghĩa) là Bộ Giáo dục đang "lo" thay việc tuyển sinh đầu vào cho các trường đại học.

Còn nhớ chính Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị “Giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học nhưng phải bảo đảm chất lượng học tập”- như một biện pháp đồng bộ trong phòng chống dịch bệnh.

COVID-19 có lẽ là cơ hội để chúng ta cũng nhìn nhận lại sự cần thiết của một kỳ thi mà tỉ lệ tốt nghiệp vượt trên 97%; sự cần thiết của một kỳ thi làm khổ cả triệu thí sinh, cả triệu gia đình.

Xem lại sự cần thiết của một tấm bằng, không còn mấy ý nghĩa trong thực tế, một tấm bằng chỉ có tác dụng như một điều kiện để vào đại học.

Học sinh đang phải gánh một chương trình học tập nặng nề. gánh nặng ấy càng nhân lên gấp bội khi dịch bệnh đang dồn nén gây áp lực nếu chương trình học, và đặc biệt là việc thi cử vẫn được giữ nguyên.

Có nhiều cách để “Giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học”, như yêu cầu của Thủ tướng, nhưng sẽ là bất lực, phi lý nếu chương trình học nặng nề, chương trình thi cồng kềnh, vẫn giữ nguyên xi, một cách máy móc.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ky-thi-tot-nghiep-nhin-tu-dich-covid-19-nen-giam-mon-hoac-bo-han-ky-thi-791378.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.