Kỳ lạ thương lái tranh mua vảy cá ở miền Tây với giá rất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, người dân ở làng khô Phú Thọ (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) thấy bất thường khi có nhiều thương lái tranh nhau mua vảy cá lóc, cá sặc rằn. Đáng nói, thứ bỏ đi này ban đầu chỉ 500 đồng/kg nhưng nay tăng lên 10.000đồng/kg. 
Từ thông tin phản ánh của người dân, PV tìm đến làng khô Phú Thọ tìm hiểu sự việc thì đúng như người dân phản ánh. Tại đây, theo người dân cho biết, việc thương lái thu mua vảy cá đã xuất hiện từ năm 2017, tuy nhiên thời điểm này giá chỉ có 500 đồng/kg còn hiện tại là 5.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên 10.000 đồng/kg.
Một người dân chuyên thu mua cá lóc rồi làm khô bán cho biết, ban đầu những người thu mua vảy cá chỉ có 500 đồng/kg, sau đó tăng dần lên 2.000 đồng/kg. Thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái khác đến tranh mua, giá từ 10.000 -12.000 đồng/kg.
 
Nhiều người dân ở làng khô Phú Thọ không hiểu các thương lái thu mua vảy cá để làm gì, tuy nhiên với họ bán được thứ bỏ đi này có thêm chút thu nhập
Còn theo ông Đỗ Công Bình - giám đốc Công ty CP khô Tứ Quý (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua có nhiều thương lái đến gặp ông bàn chuyện thu gom vảy cá từ những hộ làm khô. Vảy cá họ thu mùa chủ yếu là cá lóc, cá sặc rằn. 
Tuy nhiên ông Bình từ chối hợp tác, vì ông thấy giá thu mua không ổn định, hơn nữa tạm trữ loại này trong nhà dễ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ruồi, ảnh hưởng đến chất lượng khô của công ty ông.
Cũng theo ông Bình, nhiều lần hỏi thăm những người thu mua vảy cá để nhằm mục đích gì, tuy nhiên các thương lái không cho biết. Ông Bình nói: “Vảy cá lóc, cá sặc rằn lượng collagen rất ít, nếu họ mua về chỉ có thể xay ra làm thức ăn cho cá".
Còn bà Võ Thị Lệ Hoa thu gom vảy cá cho một thương lái ở TP Cao Lãnh  (Đồng Tháp) gần 1 năm nay. Tuy nhiên, bà cũng cảnh giác với cách mua bán lạ đời này bằng cách yêu cầu thương lái đặt cọc 20 triệu đồng, bà mới đồng ý thu gom vảy cá.
Bà Hoa còn cho biết thêm, thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái đến thu mua vảy cá. Họ đưa ra giá cao nhưng bà không bán vì đã nhận lời cung cấp hàng cho một thương lái ở TP Cao Lãnh.
Trước đây vảy cá chỉ bỏ đi, phần đầu, xương cá người dân bán cho những hộ nuôi cá trong vùng. Nhưng hiện nay có thương lái thu mua vảy cá nên giúp cho người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên nhiều người dân đặt câu hỏi, chẳng biết các thương lái mua vảy cá để làm gì?
Liên quan chuyện thương lái thu mua vảy cá, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông vẫn chưa nắm thông tin. Sau khi báo chí phản ánh, đơn vị này cho biết sẽ tìm hiểu vụ việc.
Nguyễn Hành (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.