Kỳ bí ngôi đình lưu giữ "báu vật" linh thiêng nghìn năm tuổi giữa lòng Thủ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước Việt Nam, bên cạnh ngôi chùa có tên "Bà Già" thì Phú Gia là ngôi đình đã gắn bó và đi vào tiềm thức của bao thế hệ được sinh ra lớn lên và sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ngôi đình gắn liền với điều huyền bí
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 13 km về phía Tây Bắc, đình Phú Gia hiện là một công trình kiến trúc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm nằm trong khuôn viên rộng gần 5.000 m2 ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.
Theo sử sách ghi lại, đình Phú Gia chính thức đặt tên vào khoảng năm 1258. Trước đây, đình có quy mô nhỏ, đơn giản gồm ba gian hai dĩ, trong những năm gần đây được sự quan tâm của UBND quận Tây Hồ, phường Phú Thượng, cùng một số doanh nghiệp đã đầu tư trùng tu lại ngôi đình Phú Gia, với diện mạo khang trang, rộng rãi.
 Cổng đình làng Phú Gia, ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.
Cổng đình làng Phú Gia, ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.
Đình Phú Gia có quy mô kiến trúc bề thế, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Toàn bộ khuôn viên đình quay hướng chính Nam. Đối diện cửa chính của đình là ao vuông mang hình chiếc ấn. Chính giữa là cửa nghè to lớn, kỳ vĩ. Giữa cửa nghè với trung tâm tế lễ là khoảng sân đình trong. Tại trung tâm thờ cúng gồm ba khối nhà riêng biệt nhưng lại được liên kết liền khối, tạo thế vững chắc liên hoàn.
Đó là ba gian tiền tế nối tiếp với ba gian trung cung (một phòng trang trọng ở giữa nhà). Đây là những gian để bài trí nhang án, linh vật, linh khí và khoảng không gian để tiến hành các nghi thức tế lễ. Tòa hậu cung được nối với trung cung theo hình chữ T. Đây là phần linh thiêng nhất của ngôi đình, nơi đặt Thánh tượng uy nghi, lẫy lừng.
Đến nơi đây khách thập phương sẽ say đắm trước cảnh đẹp vừa trang nghiêm, vừa tĩnh lặng, yên bình của ngôi đình.
Đến nơi đây khách thập phương sẽ say đắm trước cảnh đẹp vừa trang nghiêm, vừa tĩnh lặng, yên bình của ngôi đình.
Sau khi dẫn chúng tôi dạo quanh một vòng khuôn viên đình, ông Huy Văn Quế (66 tuổi) - Phó Ban quản lý ngôi đình cho biết: "Đình Phú Gia là nơi thờ ngài Nhự. Theo như tương truyền, thời vua Hùng thứ Sáu, giai đoạn đất nước phải chống giặc Ân, ngài Nhự là một trong những vị tướng dũng cảm trong quân đoàn của Thánh Gióng. 
Vào một ngày xấu, mây mù u ám đầy trời, ngài đã bị giặc Ân chém vào cổ, mặc dù đầu đã ngả về một bên nhưng ngài vẫn cố phi ngựa đến địa phận làng Phú Gia sau đó mất ở đây. Với lòng thành kính, dân làng Phú Gia đã lập đền thờ để ghi nhớ công lao của ngài".
Qua lời lời kể của ông Quế, câu chuyện này đã được truyền tụng ở địa phương qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử và nội dung của câu chuyện được coi là bản hùng ca của dân làng, là niềm tự hào của nhân dân làng Phú Gia.
Như vậy, Đình Phú Gia là nơi thờ Thành Hoàng làng. Thần có tên húy là Nhự hay còn gọi là thần Già La, thần Khai Nguyên. Thần là vị tướng thời Hùng Vương thứ 6, người có công đánh giặc cứu nước, trị nạn hồng thủy, đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Theo sử sách ghi lại, làng Phú Gia từ lâu đã suy tôn thần Khai Nguyên, một tướng thời Hùng Vương thứ 6 có công đánh giặc Ân giữ nước làm Thành Hoàng làng.
Theo sử sách ghi lại, làng Phú Gia từ lâu đã suy tôn thần Khai Nguyên, một tướng thời Hùng Vương thứ 6 có công đánh giặc Ân giữ nước làm Thành Hoàng làng.
Không chỉ biết đến với truyền thuyết liên quan đến thần Thành Hoàng, đình Phú Gia còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Đáng chú ý là hai cuốn thần phả chữ Hán, một đôi hạc, một đôi lân, một đôi kim kê được tạc khắc tinh xảo, 16 bản sắc phong trong đó, sắc phong cổ nhất là của vua Lê Thần Tông (1655) và muộn nhất là của vua Khải Định (1925).
Đặc biệt, trong đình Phú Gia đang lưu giữ tấm bài vị thời Mạc, đó là hiện vật cực kỳ quý hiếm của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Từ thực tế này, các thế hệ dân làng Phú Gia luôn tự hào về truyền thống lịch sử oai hùng của làng, góp phần củng cố thêm niềm tin vào những giá trị truyền thống và cùng xác định trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.
Đình Phú Gia là nơi lưu giữ nhiều đồ thờ, hiện vật có giá trị cả về mặt lịch sử và văn hóa nghệ thuật.
Đình Phú Gia là nơi lưu giữ nhiều đồ thờ, hiện vật có giá trị cả về mặt lịch sử và văn hóa nghệ thuật.
Năm 2001, đình Phú Gia được cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Với hệ thống cổ vật quý tại cụm di tích lịch sử văn hóa kiến trúc đình Phú Gia, công tác bảo vệ hiện vật được chính quyền và nhân dân nơi đây đặc biệt chú ý.
Đình thiêng bảo hộ xóm làng
Có thể nói đình Phú Gia là địa điểm gắn liền với văn hóa tâm linh, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tín ngưỡng của dân làng, giúp cho con người nhẹ lòng và tăng thêm niềm tin.
"Đình này thiêng lắm, người dân trong làng có niềm tin rằng làng luôn được các vị thần che chở", ông Công Phương Điệp (70 tuổi), một cao niên gắn bó lâu năm với làng khẳng định đầy tự hào.
Để dẫn chứng cho sự linh thiêng của ngôi đình, ông Điệp thuật lại: "Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi địch rải bom xuống làng, ngẫu nhiên làm sao 26 quả bom không có quả nào rơi xuống nhà dân mà đều rơi tập trung xuống cánh đồng ngoài làng.
Có thể đó cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng đối với dân làng Phú Gia thì điều này có ý nghĩa vô cùng lớn, người dân càng tin tưởng làng được ngài Nhự che chở, phù hộ".
"Tất nhiên không phải lúc nào cũng cầu được ước thấy nhưng đình vẫn là nơi linh thiêng, tạo niềm tin cho cả làng Phú Gia. Vì vậy, cả làng Phú Gia chúng tôi đời nối đời, ghi nhớ lịch sử ở nơi đây", ông Điệp kể thêm.
Người dân thường xuyên đến đình Phú Gia để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.
Người dân thường xuyên đến đình Phú Gia để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.
Thực tế cho thấy đồ thờ cúng và cách bài trí trong đình Phú Gia mang giá trị rất cao về lịch sử văn hóa nghệ thuật, mỗi hiện vật đều hàm chứa trong đó biết bao nhiêu tâm nguyện, ước vọng của người xưa đã thành kính gửi gắm vào, hoa văn và linh vật trang trí đều hướng tới sự cầu mong cho cuộc sống tươi đẹp và phát triển yên bình.
 Đình Phú Gia là điểm tựa tâm linh vững chắc, là nguồn gốc tạo nên sức mạnh cho dân làng.
Đình Phú Gia là điểm tựa tâm linh vững chắc, là nguồn gốc tạo nên sức mạnh cho dân làng.
Để tri ân Thành Hoàng làng và các vị thần, hàng năm, dân làng Phú Gia đều tổ chức lễ hội, thường là vào các ngày mồng chín và mồng mười tháng Giêng âm lịch. Mùa lễ hội là dịp người dân thể hiện lòng thành kính, lòng tin với các vị thần linh, cầu mong một cuộc sống bình yên, tốt đẹp.
Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đình Phú Gia được tôn tạo, tu sửa ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Đình đã, đang và mãi là niềm tự hào, là tín ngưỡng của dân làng Phú Gia.
 Thảo Quyên - Bích Thuận (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.