Ksor H’Kriếu nặng lòng với phụ nữ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng cách hỗ trợ con giống, đất sản xuất, vốn không tính lãi và phương tiện đi lại, mô hình “3 trong 1” do chị Ksor H’Kriếu (buôn Nông Siu, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) triển khai đã giúp nhiều hội viên phụ nữ thoát nghèo, lan tỏa phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tiên phong thí điểm mô hình

Mặc dù đã hẹn từ trước nhưng phải đợi đến chiều muộn, chúng tôi mới gặp được chị H’Kriếu. Như lời của chị Nguyễn Thị Ly Na-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rmok, trước mặt chúng tôi là người phụ nữ nhanh nhẹn, nụ cười hiền và khuôn mặt phúc hậu. Chị H’Kriếu cho hay: Hơn 20 năm gắn bó với công tác Hội, chị luôn trăn trở phải làm sao để giúp đỡ chị em hội viên vươn lên thoát nghèo. Năm 2017, Hội LHPN huyện triển khai mô hình “3 trong 1”, chị quyết tâm áp dụng tại địa phương mình. Khi đó, với vai trò là Chủ tịch Hội LHPN xã, chị đăng ký làm trước để các chị em khác thấy rõ hiệu quả mà vận dụng làm theo.

Chị bàn bạc với chồng cho chị em trong Chi hội Phụ nữ buôn Nông Siu mượn bò sinh sản để gầy đàn. Sau khi bò sinh bê con, chị chuyển bò mẹ cho hội viên khác mượn. Bên cạnh đó, chị còn cho hội viên nghèo mượn đất sản xuất. Đến nay, chị đã cho 5 chị mượn bò, 2 chị mượn 1,8 ha đất canh tác. Trong số những người được giúp đỡ có 6 chị đã vươn lên thoát nghèo.

“Không giàu có nhưng mình luôn sẵn lòng giúp đỡ chị em. Thật may, ý tưởng của mình được chồng ủng hộ. Chồng mình là giáo viên. Hàng ngày đi dạy học trong buôn, thấy học sinh thiếu thốn, anh tự bỏ tiền túi mua quần áo, đồ dùng học tập giúp các em”-chị H’Kriếu tâm sự.

Chị Ksor H’Kriếu (hàng đầu, buôn Nông Siu, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) dệt thổ cẩm. Ảnh: Vũ Chi

Chị Ksor H’Kriếu (hàng đầu, buôn Nông Siu, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) dệt thổ cẩm. Ảnh: Vũ Chi

Nói rồi, chị H’Kriếu dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình hội viên. Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Ksor H’Đao chia sẻ: Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, có 1 ha đất trũng nên trồng mì thường bị thối củ. Công việc làm thuê lúc có lúc không nên thu nhập bấp bênh. Năm 2017, gia đình được chị H’Kriếu cho mượn 1 con bò sinh sản. Hai năm sau, bò đẻ được 1 con bê khỏe mạnh. Bò mẹ sau đó được chuyển cho hội viên khác, gia đình chị tiếp tục chăm sóc bê con.

“Không chỉ cho mượn bò, chị H’Kriếu còn hỗ trợ gia đình tôi vốn sản xuất, hướng dẫn cách thức làm ăn. Lúc bò bị bệnh, chị cho mượn tiền mua thuốc men chích ngừa. Nhờ vậy, năm 2020, gia đình tôi đã thoát nghèo. Tôi biết ơn chị H’Kriếu nhiều lắm”-chị H’Đao bộc bạch.

Tương tự, sau 3 năm được chị H’Kriếu cho mượn 1,6 ha đất rẫy, gia đình chị Ksor H’Mau cũng vươn lên thoát nghèo. Chị H’Mau cảm động nói: “Do không có đất sản xuất nên cuộc sống gia đình tôi gặp nhiều khó khăn. Biết hoàn cảnh gia đình tôi, chị H’Kriếu đã không ngần ngại cho mượn 1,6 ha đất rẫy. Năm 2022, sau khi thoát nghèo, tôi đã trả lại rẫy cho chị H’Kriếu”.

Lan tỏa sâu rộng

Năm 2021, sau khi nghỉ công tác Hội, chị H’Kriếu tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư Chi bộ buôn Nông Siu. Đảm nhận vai trò mới, chị tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con cách thức làm ăn từ cách chọn giống mì, giống lúa mới năng suất cao đến cách lấy nước để sản xuất lúa nước 2 vụ, cách bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh đó, chị hướng dẫn chị em phụ nữ tiết kiệm chi tiêu để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Ban ngày đi làm, tối đến, chị tranh thủ ghé thăm từng hộ, trao đổi tâm tư để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp.

Mỗi năm, chị tự đề ra mục tiêu là giúp đỡ ít nhất 1 gia đình hội viên thoát nghèo. “Thấy chị em có thêm nguồn thu nhập là mình mừng rồi. Chủ nhật rảnh rỗi, mình góp gạo cùng nhóm thiện nguyện nấu cơm cho bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa. Hiện gia đình mình có 2 con đang học đại học nhưng còn sức giúp được ai mình sẽ giúp”-chị H’Kriếu trải lòng.

Chị Ksor H'Đao chăm sóc con bò được chị H'Kriếu hỗ trợ. Ảnh: Vũ Chi

Chị Ksor H'Đao chăm sóc con bò được chị H'Kriếu hỗ trợ. Ảnh: Vũ Chi

Từ hiệu quả mô hình do chị H’Kriếu tiên phong thực hiện, đến nay, Hội LHPN xã Ia Rmok đã triển khai được 15 nhóm thực hiện mô hình “3 trong 1” mang lại hiệu quả thiết thực. Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Rmok cho hay: Toàn xã hiện có 129 hộ hội viên phụ nữ nghèo. Những năm qua, Hội đã triển khai nhiều mô hình nhằm giúp chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, mô hình “3 trong 1” do chị H’Kriếu tiên phong triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đây là mô hình cụ thể cách thức 2 hội viên phụ nữ khá giả giúp đỡ 1 chị hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Mô hình đã được Ban Dân vận Huyện ủy khen tặng là mô hình dân vận khéo điển hình trong toàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Ngô Hồng Phong: Hạnh phúc khi làm được việc tốt

Ngô Hồng Phong: Hạnh phúc khi làm được việc tốt

(GLO)- Thương trẻ em vùng quê nghèo chịu nhiều thiệt thòi, anh Ngô Hồng Phong-giáo viên môn Sinh học Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã mở lớp dạy võ, xây thư viện miễn phí. Những việc làm của thầy Phong đã giúp các em thiếu nhi có thêm bài học bổ ích, kỹ năng sống và lan tỏa giá trị tích cực đến mọi người.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Cán bộ cơ sở “hai giỏi”

Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Cán bộ cơ sở “hai giỏi”

(GLO)- Không chỉ sản xuất giỏi, ông Nguyễn Văn Nghĩa-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn An Hòa (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết, thực hiện tốt các phong trào, hoạt động ở địa phương.
Công ty 75 giúp dân ổn định cuộc sống

Công ty 75 giúp dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 75 (Binh đoàn 15) đã có những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp để giúp người dân trên địa bàn đứng chân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh, bình yên.
Ông Phạm Đình Luyến: Từ lính đặc công đến giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”

Ông Phạm Đình Luyến: Từ lính đặc công đến giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”

(GLO)- Cuối năm 2022, tại lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành Cao su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2022), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trao giải thưởng “Phú Riềng Đỏ” cho 13 cá nhân, trong đó có ông Phạm Đình Luyến-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh. Đây là giải thưởng tôn vinh những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc và cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển Tập đoàn.
Hiệu trưởng hết lòng với học sinh khó khăn

Hiệu trưởng hết lòng với học sinh khó khăn

(GLO)- Gần 19 năm gắn bó với ngành Giáo dục huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), thầy giáo Bùi Công Năm luôn chủ động góp sức làm cầu nối kêu gọi Mạnh Thường Quân tài trợ kinh phí, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.

“Blouse trắng” nặng lòng với bệnh nhân nghèo

“Blouse trắng” nặng lòng với bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn, vất vả của bệnh nhân nghèo, một số y-bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã chủ động kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để hỗ trợ hàng ngàn lượt người bệnh.

Ông Trần Văn Tư: Làm Công đoàn như dâu trăm họ

Ông Trần Văn Tư: Làm Công đoàn như dâu trăm họ

(GLO)- Ông Trần Văn Tư-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Pleiku đã có nhiều cách làm hay trong vận động doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn và phát triển đoàn viên, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Với nhiều đóng góp, ông Tư được LĐLĐ tỉnh, Công đoàn cấp trên ghi nhận và đánh giá cao.

Bác sĩ Trần Kế Toán: Giỏi chuyên môn, giàu y đức

Bác sĩ Trần Kế Toán: Giỏi chuyên môn, giàu y đức

(GLO)- Với 30 năm công tác, bác sĩ chuyên khoa II (CKII) Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực y tế. Anh miệt mài học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời ứng dụng và triển khai các kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực tim mạch giúp người dân thuận lợi khi khám-chữa bệnh ngay tại tỉnh, giảm chi phí điều trị.

Bác sĩ Phạm Chí Quang vững chuyên môn, tâm huyết với nghề

Bác sĩ Phạm Chí Quang vững chuyên môn, tâm huyết với nghề

(GLO)- Gắn bó với ngành Y tế huyện Phú Thiện từ ngày đầu thành lập (năm 2009) đến nay, bác sĩ chuyên khoa I Phạm Chí Quang-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đã góp sức tạo nên sự thay đổi mang tính bước ngoặt đối với hệ thống y tế địa phương.

“Chuyên gia sáng kiến” của Công ty Cao su Chư Prông

“Chuyên gia sáng kiến” của Công ty Cao su Chư Prông

(GLO)- 37 năm làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cũng là từng ấy thời gian ông Nguyễn Hoàng Tuấn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến của ông đều được đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị, được các cấp, ngành biểu dương, khen thưởng.
Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

(GLO)- Hiện nay, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn thói quen sinh đẻ tại nhà. Chính vì vậy, đội ngũ cô đỡ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thai phụ, giúp nhiều bà mẹ có thai kỳ an toàn và góp phần giảm thiểu tai biến sản khoa.

Chi hội trưởng phụ nữ giàu lòng thiện nguyện

Chi hội trưởng phụ nữ giàu lòng thiện nguyện

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác, chị Trần Thị Huệ-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 2 (thị trấn Kbang) còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Những việc làm của chị đã giúp đỡ nhiều mảnh đời kém may mắn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
“Người cha” của những sinh linh bị chối bỏ

“Người cha” của những sinh linh bị chối bỏ

(GLO)- Có lẽ vì chữ duyên, chữ nghiệp nên ông Nguyễn Phương Phụng đã gánh lấy công việc mà người bình thường chỉ nghĩ tới đã nổi gai ốc-chăm coi gần 40 ngàn mộ đồng nhi ở Nghĩa trang TP. Pleiku. Đó cũng là những sinh linh bị chối bỏ quyền sống từ khi trong bụng mẹ được ông và những người thiện tâm đưa về chôn cất, cho các cháu “một cõi đi về”.

“Mẹ hiền” của học trò vùng khó

“Mẹ hiền” của học trò vùng khó

(GLO)- Hồi trống tan trường vang lên, cô Nguyễn Thị Như Yến-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) lại đưa những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc chưa thông thạo tiếng Việt về nhà dạy miễn phí. Công việc này đã được cô tự nguyện duy trì suốt 16 năm qua với ước mong thắp sáng tương lai cho học trò vùng khó.
Nữ cán bộ Đoàn đa năng

Nữ cán bộ Đoàn đa năng

(GLO)- Năng nổ, trách nhiệm và sáng tạo là nhận xét của nhiều giảng viên, học sinh, sinh viên (HS-SV) dành cho cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ HS-SV, Phó Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Gia Lai. Trong 10 năm gắn bó với nhà trường, cô Thảo đã góp phần đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên đi vào nền nếp, hoạt động có chiều sâu.

Bệnh viện Quân y 15 vì sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện Quân y 15 vì sự hài lòng của người bệnh

(GLO)- Với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và người dân trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) không chỉ tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn, nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh (KCB) cho đội ngũ y-bác sĩ mà còn chú trọng rèn luyện y đức, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
"Nhà tư vấn tâm lý" học trò

"Nhà tư vấn tâm lý" học trò

(GLO)- Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người“, cô Nguyễn Thị Đông Hải-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh. Để rồi, trên hành trình gian nan mà không kém phần hạnh phúc của nghề giáo, cô đã trở thành “nhà tư vấn tâm lý“ của nhiều học trò bằng chính trái tim bao dung và sẻ chia.
Bổ sung thể lệ Cuộc thi viết "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai, lần thứ IV

Bổ sung thể lệ Cuộc thi viết "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai, lần thứ IV

(GLO)- Ban tổ chức Cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc“ tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2022-2023 vừa có Thông báo số 6/TB-BTC về bổ sung thể lệ cuộc thi.
Pleiku đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) ở TP. Pleiku có sức lan tỏa lớn và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm, thành phố huy động ít nhất trên 1.000 đơn vị máu an toàn đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu, điều trị bệnh nhân và trở thành một trong những địa phương điển hình trong phong trào HMTN của tỉnh.