Về Kbang gặp chị An chữ thập đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuối năm 2016, tôi làm “hướng dẫn viên” cho nhóm thiện nguyện về Kbang khảo sát thực tế để hỗ trợ bà con người Bahnar. Khi lên đường, một bạn trong nhóm thiện nguyện của TP. Pleiku vì lý do riêng nên không đi cùng đã dặn dò chúng tôi, đại ý: Về Kbang phải tìm gặp chị Nguyễn Thị An ở Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện, có chị ấy giúp thì việc sẽ thành.

Không ngại khó ngại khổ

Quả thật, gặp chị An, công việc của chúng tôi thuận buồm xuôi gió. Sau này, chúng tôi biết chị An là người của làng, của cơ sở, của công việc. Trên đường đi, An là hướng dẫn viên giúp chúng tôi biết được nhiều điều về đất và người Kbang. Cô gái trẻ trung, nhanh nhẹn, tháo vát, kiến thức về nơi mình làm việc rất khá.

Và, kể từ lần đầu về Kbang ấy cho đến nay, chúng tôi đã hàng chục lần đến nơi này cũng không ngoài mục đích đem niềm vui góp một phần nhỏ giúp bà con, lúc thì lương thực, thực phẩm, quần áo, dụng cụ học tập cho trẻ em, nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, khi thì các công trình phúc lợi công cộng như nước sạch, giếng khoan, cầu, ngầm dân sinh...

Chị Nguyễn Thị An (thứ 2 từ trái sang) trao quà cho người dân. Ảnh: Bích Hà

Chị Nguyễn Thị An (thứ 2 từ trái sang) trao quà cho người dân. Ảnh: Bích Hà

Các bạn thiện nguyện của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói vui với tôi trong một chuyến về làng Hà Đừng 1 và 2 (xã Đak Rong) tổ chức Trung thu cho các cháu thiếu nhi, rằng: “Chị An có năng khiếu kêu gọi tài trợ, đúng là xứng danh người làm công tác Hội CTĐ”.

Đêm ấy, chúng tôi chứng kiến trọn vẹn niềm vui của bà con 2 làng. Đêm đã rất khuya nhưng lời ca tiếng hát không muốn dứt, trời lại sắp mưa. Chúng tôi di chuyển bằng ô tô thì không lo mấy, còn chị An đi bằng xe máy, với quãng đường hơn 60 cây số.

Chúng tôi không khỏi lo lắng, nhưng với chị An thì: “Việc gì mà giúp được cho bà con các làng xa, còn nghèo khó là tôi không nề hà, không ngại khó khổ đâu, các bạn đến đây cả ngàn cây số còn không ngại mà”.

Trong câu chuyện với chúng tôi, chị An từng kể: Bố mẹ từ Quảng Bình vào Tây Nguyên làm công nhân ở Liên hiệp Kon Hà Nừng (Đoàn 332). An sinh ra ở đấy, thành người Kbang. Từ bé, An đã ước mơ lớn lên được làm một nghề có thể giúp được nhiều cho dân làng. Vậy nên, học xong phổ thông, An thi vào Đại học Đà Lạt, ngành Công tác xã hội và phát triển.

Sau 4 năm đèn sách, An được tiếp nhận vào làm việc ở Hội CTĐ huyện. Công việc có nhiều thuận lợi khi bản thân có sẵn vốn kiến thức từ nhà trường và những trải nghiệm cuộc sống.

Đó là những năm tháng vừa học nghề, vừa học việc, cũng là có thêm thu nhập để giảm đi nỗi vất vả của bố mẹ một nắng hai sương kiếm tiền cho con học hành tử tế: từ gia sư, chạy bàn các quán cà phê, quán nhậu, đóng gói hàng hóa, phát tờ rơi quảng cáo cho các doanh nghiệp, tham gia đội chuyên múa đám cưới, tham gia tất cả các mùa hè tình nguyện do Đoàn Thanh niên phát động.

Tưởng những việc vặt ấy chỉ “kiếm cơm” không thôi, nhưng khi đi làm, chính nó lại giúp ích cho An rất nhiều; đặc biệt là tăng vốn kiến thức từ thực tiễn, mạnh dạn trước công chúng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tiếp xúc xã hội tốt hơn.

Tấm lòng thiện nguyện

Nhớ lại những lần tôi cùng các bạn trẻ trong nhóm thiện nguyện ở TP. Pleiku đưa các đoàn từ thiện tại TP. Hồ Chí Minh về Kbang gặp chị An, nhờ giúp đỡ trao hàng ngàn suất quà cho người dân.

Chị An và đồng nghiệp ở Hội CTĐ huyện làm việc rất có trách nhiệm, cẩn thận, chu đáo. Để các đoàn từ thiện thuận lợi trong hành trình, chị hướng dẫn, tư vấn cách gói quà, cách trao quà sao cho không sót người, sót quà và mùa nào, làng nào thì nên trao thức quà gì cho phù hợp. Việc di chuyển cũng thế, đến làng nào, xã nào thì cần loại phương tiện gì là thích hợp...

Mỗi khi có đoàn từ thiện liên hệ về Kbang, chị An đều làm công văn báo cáo cơ quan chức năng và địa phương, đồng thời đến tận nơi liên hệ, lập danh sách đối tượng, dự định thời gian trao quà, xây dựng chương trình cụ thể, làm phiếu nhận hàng phát đến tay người dân. Vì thế, khi tập hợp bà con, hàng trăm người mà vẫn đảm bảo trật tự, chính xác, nhanh gọn.

Chị Nguyễn Thị An (thứ 7 từ trái sang) cùng các đại biểu tại lễ khánh thành giếng sạch trao buôn ở huyện Kbang. Ảnh: Bích Hà

Chị Nguyễn Thị An (thứ 7 từ trái sang) cùng các đại biểu tại lễ khánh thành giếng sạch trao buôn ở huyện Kbang. Ảnh: Bích Hà

Tiếng lành đồn xa, các nhóm từ thiện thường muốn về Kbang. Nhiều nhà tài trợ, Mạnh Thường Quân... khi nhận được thông tin nhu cầu, từ khám bệnh, tặng quà cho hộ nghèo, nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách, giếng khoan, cầu, ngầm... dân sinh cho cộng đồng, khó có ai từ chối lời đề nghị của chị An.

Chị An còn là... người thầy, người chị của các em mồ côi, khuyết tật, không nơi nương tựa. Bữa cơm miễn phí giúp bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện huyện do chị khởi xướng và được nhiều nhà hảo tâm hưởng ứng, duy trì nhiều năm qua. Và chị vẫn luôn mơ ước có được nhà hảo tâm tài trợ, có kinh phí để xây dựng nhà cho các cháu mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa.

Các hoạt động xã hội, từ thiện của Hội CTĐ Kbang được lãnh đạo huyện và Hội CTĐ tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội, chị chăm lo phát triển hội viên và tổ chức Hội cơ sở, 14/14 xã, thị trấn có Hội và 5 trường học có chi hội CTĐ, gần 1.700 hội viên. Liên tục trong các năm 2019-2022, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chị An đã cùng anh chị em trong Hội kêu gọi các nhà hảo tâm khắp nơi về với Kbang.

Một vài con số thống kê ghi nhận việc làm của anh chị em hội viên CTĐ Kbang, trong đó chị An là người đi đầu trong các phong trào, như: năm 2022, tổng giá trị hàng hóa bằng tiền được các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm ủng hộ cho công tác từ thiện xã hội thông qua Hội CTĐ huyện lên đến gần 4,9 tỷ đồng; qua đó hỗ trợ cho 12.519 đối tượng. Và trước đó, năm 2020 là 7,6 tỷ đồng với 20.303 đối tượng thụ hưởng. Vậy nên, thật dễ hiểu khi vì sao chị Nguyễn Thị An lại được anh chị em Hội CTĐ huyện Kbang trân quý, bầu chọn là 1 trong 3 đại biểu cho ngành CTĐ Gia Lai tham dự lễ tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2020 ở Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Cán bộ cơ sở “hai giỏi”

Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Cán bộ cơ sở “hai giỏi”

(GLO)- Không chỉ sản xuất giỏi, ông Nguyễn Văn Nghĩa-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn An Hòa (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết, thực hiện tốt các phong trào, hoạt động ở địa phương.
Công ty 75 giúp dân ổn định cuộc sống

Công ty 75 giúp dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 75 (Binh đoàn 15) đã có những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp để giúp người dân trên địa bàn đứng chân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh, bình yên.
Ông Phạm Đình Luyến: Từ lính đặc công đến giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”

Ông Phạm Đình Luyến: Từ lính đặc công đến giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”

(GLO)- Cuối năm 2022, tại lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành Cao su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2022), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trao giải thưởng “Phú Riềng Đỏ” cho 13 cá nhân, trong đó có ông Phạm Đình Luyến-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh. Đây là giải thưởng tôn vinh những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc và cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển Tập đoàn.
Hiệu trưởng hết lòng với học sinh khó khăn

Hiệu trưởng hết lòng với học sinh khó khăn

(GLO)- Gần 19 năm gắn bó với ngành Giáo dục huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), thầy giáo Bùi Công Năm luôn chủ động góp sức làm cầu nối kêu gọi Mạnh Thường Quân tài trợ kinh phí, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.

“Blouse trắng” nặng lòng với bệnh nhân nghèo

“Blouse trắng” nặng lòng với bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn, vất vả của bệnh nhân nghèo, một số y-bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã chủ động kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để hỗ trợ hàng ngàn lượt người bệnh.

Ông Trần Văn Tư: Làm Công đoàn như dâu trăm họ

Ông Trần Văn Tư: Làm Công đoàn như dâu trăm họ

(GLO)- Ông Trần Văn Tư-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Pleiku đã có nhiều cách làm hay trong vận động doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn và phát triển đoàn viên, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Với nhiều đóng góp, ông Tư được LĐLĐ tỉnh, Công đoàn cấp trên ghi nhận và đánh giá cao.

“Thủ lĩnh tinh thần” của làng Siu

“Thủ lĩnh tinh thần” của làng Siu

(GLO)- “Các vụ việc mâu thuẫn trong làng ngày một giảm và tất cả đều được hòa giải thành công. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, làng Siu không có trường hợp tảo hôn, một số hủ tục khác cũng dần được đẩy lùi. Có thể nói vai trò của ông Mrơp là rất lớn”-ông Siu Nam-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Vê (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) giới thiệu về Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm già làng Rah Lan Mrơp.

Bác sĩ Trần Kế Toán: Giỏi chuyên môn, giàu y đức

Bác sĩ Trần Kế Toán: Giỏi chuyên môn, giàu y đức

(GLO)- Với 30 năm công tác, bác sĩ chuyên khoa II (CKII) Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực y tế. Anh miệt mài học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời ứng dụng và triển khai các kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực tim mạch giúp người dân thuận lợi khi khám-chữa bệnh ngay tại tỉnh, giảm chi phí điều trị.

Bác sĩ Phạm Chí Quang vững chuyên môn, tâm huyết với nghề

Bác sĩ Phạm Chí Quang vững chuyên môn, tâm huyết với nghề

(GLO)- Gắn bó với ngành Y tế huyện Phú Thiện từ ngày đầu thành lập (năm 2009) đến nay, bác sĩ chuyên khoa I Phạm Chí Quang-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đã góp sức tạo nên sự thay đổi mang tính bước ngoặt đối với hệ thống y tế địa phương.

“Chuyên gia sáng kiến” của Công ty Cao su Chư Prông

“Chuyên gia sáng kiến” của Công ty Cao su Chư Prông

(GLO)- 37 năm làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cũng là từng ấy thời gian ông Nguyễn Hoàng Tuấn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến của ông đều được đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị, được các cấp, ngành biểu dương, khen thưởng.
Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

(GLO)- Hiện nay, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn thói quen sinh đẻ tại nhà. Chính vì vậy, đội ngũ cô đỡ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thai phụ, giúp nhiều bà mẹ có thai kỳ an toàn và góp phần giảm thiểu tai biến sản khoa.

Chi hội trưởng phụ nữ giàu lòng thiện nguyện

Chi hội trưởng phụ nữ giàu lòng thiện nguyện

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác, chị Trần Thị Huệ-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 2 (thị trấn Kbang) còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Những việc làm của chị đã giúp đỡ nhiều mảnh đời kém may mắn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
“Người cha” của những sinh linh bị chối bỏ

“Người cha” của những sinh linh bị chối bỏ

(GLO)- Có lẽ vì chữ duyên, chữ nghiệp nên ông Nguyễn Phương Phụng đã gánh lấy công việc mà người bình thường chỉ nghĩ tới đã nổi gai ốc-chăm coi gần 40 ngàn mộ đồng nhi ở Nghĩa trang TP. Pleiku. Đó cũng là những sinh linh bị chối bỏ quyền sống từ khi trong bụng mẹ được ông và những người thiện tâm đưa về chôn cất, cho các cháu “một cõi đi về”.

“Mẹ hiền” của học trò vùng khó

“Mẹ hiền” của học trò vùng khó

(GLO)- Hồi trống tan trường vang lên, cô Nguyễn Thị Như Yến-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) lại đưa những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc chưa thông thạo tiếng Việt về nhà dạy miễn phí. Công việc này đã được cô tự nguyện duy trì suốt 16 năm qua với ước mong thắp sáng tương lai cho học trò vùng khó.
Nữ cán bộ Đoàn đa năng

Nữ cán bộ Đoàn đa năng

(GLO)- Năng nổ, trách nhiệm và sáng tạo là nhận xét của nhiều giảng viên, học sinh, sinh viên (HS-SV) dành cho cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ HS-SV, Phó Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Gia Lai. Trong 10 năm gắn bó với nhà trường, cô Thảo đã góp phần đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên đi vào nền nếp, hoạt động có chiều sâu.

Bệnh viện Quân y 15 vì sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện Quân y 15 vì sự hài lòng của người bệnh

(GLO)- Với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và người dân trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) không chỉ tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn, nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh (KCB) cho đội ngũ y-bác sĩ mà còn chú trọng rèn luyện y đức, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
"Nhà tư vấn tâm lý" học trò

"Nhà tư vấn tâm lý" học trò

(GLO)- Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người“, cô Nguyễn Thị Đông Hải-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh. Để rồi, trên hành trình gian nan mà không kém phần hạnh phúc của nghề giáo, cô đã trở thành “nhà tư vấn tâm lý“ của nhiều học trò bằng chính trái tim bao dung và sẻ chia.
Bổ sung thể lệ Cuộc thi viết "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai, lần thứ IV

Bổ sung thể lệ Cuộc thi viết "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai, lần thứ IV

(GLO)- Ban tổ chức Cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc“ tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2022-2023 vừa có Thông báo số 6/TB-BTC về bổ sung thể lệ cuộc thi.
Pleiku đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) ở TP. Pleiku có sức lan tỏa lớn và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm, thành phố huy động ít nhất trên 1.000 đơn vị máu an toàn đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu, điều trị bệnh nhân và trở thành một trong những địa phương điển hình trong phong trào HMTN của tỉnh.