“Mẹ hiền” của học trò vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hồi trống tan trường vang lên, cô Nguyễn Thị Như Yến-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) lại đưa những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc chưa thông thạo tiếng Việt về nhà dạy miễn phí. Công việc này đã được cô tự nguyện duy trì suốt 16 năm qua với ước mong thắp sáng tương lai cho học trò vùng khó.

Tâm huyết với nghề

Qua lời giới thiệu của ông Nguyễn Chí Thanh-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kông Chro, tôi tìm đến điểm Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn để gặp cô Nguyễn Thị Như Yến. Cô Yến đang say sưa bên những trò nhỏ với bài tập đọc “Mùa vàng” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. Thỉnh thoảng, cô dừng lại, nhỏ nhẹ hỏi học sinh xem chỗ nào đọc được hay từ nào chưa hiểu nghĩa.

Yêu nghề “gõ đầu trẻ” từ thuở bé nên sau khi hoàn thành chương trình bậc THCS, cô Yến quyết định theo học sư phạm tiểu học hệ 9+3 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Năm 2000, cô Yến đạp xe hơn 30 km từ quê nhà Cư An (huyện An Khê cũ, nay thuộc huyện Đak Pơ) vào Kông Chro nộp hồ sơ xin việc. Trúng tuyển, cô được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học xã Đak Tơ Pang (nay là Trường Tiểu học và THCS Lê Lợi). Tâm nguyện mang con chữ đến với học trò vùng khó của cô giáo trẻ đã trở thành hiện thực.

Với em Đinh Thị Tâm, cô Nguyễn Thị Như Yến như người mẹ hiền thứ hai. Ảnh: Mộc Trà

Với em Đinh Thị Tâm, cô Nguyễn Thị Như Yến như người mẹ hiền thứ hai. Ảnh: Mộc Trà

Cô Yến hồi tưởng: “Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu vào trường nhận công tác. Chiếc xe máy cà tàng của anh trai tôi thỉnh thoảng phải rồ ga khổ sở mới vượt qua được đoạn đường đồi dốc. Còn tôi, mỗi khi xe len lỏi trên cung đường với một bên là núi cao, một bên là vực thẳm thì tim lại đập liên hồi, 2 tay cứ víu chặt vào anh mình. Thế mà đi riết rồi thành quen, chẳng biết sợ là gì nữa. Ngôi trường nơi tôi dạy khi đó chỉ là căn nhà với những phòng học được dựng lên tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá. Trời nắng thì nóng bức mà mưa xuống thì dột tứ bề. Học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn vô vàn thiếu thốn. Khác xa với trí tưởng tượng của tôi, các em ngày ngày đến lớp với đầu trần, chân đất, quần áo lếch thếch, gương mặt nhem nhuốc... Chưa kể, ngôn ngữ giao tiếp trở thành rào cản lớn giữa cô và trò”.

Trước những thách thức ấy, cô Yến không nản chí mà còn lấy đó làm động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn vì trò nghèo. 3 năm đầu với vai trò giáo viên Tổng phụ trách Đội, cô đã tự học tiếng Bahnar, dành thời gian đến các gia đình chuyện trò, tạo sự gần gũi, gắn kết giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh; từ đó, cùng nhà trường làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp. Chưa dừng lại ở đó, nhờ hiểu rõ hoàn cảnh từng học trò, cô Yến còn tích cực vận động người thân, bạn bè, các nhà hảo tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm, sách vở, quần áo cũ… cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Khi chuyển sang đảm nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp ở điểm trường làng, cô Yến lại trở thành người mẹ hiền của học trò nơi đây khi sẵn sàng đồng hành với các em từ việc ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, cắt tóc đến học tập và rèn luyện kỹ năng sống mỗi ngày. Đáng chú ý, lớp dạy chữ miễn phí của cô giáo Yến tại trường đã giúp nhiều học trò Bahnar dần thông thạo tiếng Việt.

“Nhà ở cách xa trường, điều kiện đi lại khó khăn nên tôi xin Ban Giám hiệu được ở lại khu tập thể. Thương tụi nhỏ nên tôi luôn mong muốn làm điều gì đó để giúp các em có cơ hội đổi đời. Do đó, thời gian rảnh, tôi vận động học sinh đến lớp tập đọc, rèn chữ với cô. Dân làng thấy thế cũng rất ủng hộ, cho con em đi học ngoài giờ. Lớp học từ chỗ chỉ có lác đác vài em rồi dần đông, không chỉ diễn ra ban ngày mà còn vào cả buổi tối. Quý nhất là em nào cũng học ngoan, còn bà con thì vô cùng tình cảm. Mỗi khi nhà có mớ rau, con cá, họ lại mang sang gửi tặng cô giáo”-cô Yến nhắc nhớ.

Cô Yến trong một giờ lên lớp. Ảnh: Mộc Trà

Cô Yến trong một giờ lên lớp. Ảnh: Mộc Trà

“Cô giáo như mẹ hiền”

Tháng 9-2004, cô Yến luân chuyển công tác về Trường Tiểu học xã Yang Trung (hiện là Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn). Môi trường giáo dục có phần thuận lợi hơn, song biến cố xảy ra với gia đình khi cô phát hiện đứa con trai đầu lòng mới ra đời đã mắc bệnh tim bẩm sinh. Vài tháng sau, chồng cô lại không may gặp tai nạn, bị liệt tay bên trái. Bỗng chốc, cô Yến trở thành trụ cột của gia đình, mọi thứ đều đổ dồn lên đôi vai người phụ nữ. Đáng quý là, giữa lúc băn khoăn nhất, chính chồng cô đã thấu hiểu, động viên, khích lệ và đồng hành cùng vợ viết nên những câu chuyện đẹp về tình cô trò.

“Được sự đồng thuận của ông xã, kể từ năm 2007, tôi bắt đầu đón một vài học sinh lớp 1, 2 trong lớp mình chủ nhiệm về nhà kèm cặp. Thông thường, sau giờ tan trường của ngày thứ sáu, các em sẽ tới nhà tôi ăn ở và học tập; đến chiều chủ nhật, phụ huynh sẽ qua đón. Cứ xoay vòng, nhóm này tiến bộ rồi sẽ đến nhóm khác. Vì còn nhỏ tuổi, lại chưa xa bố mẹ bao giờ nên lúc đầu các bé khá nhút nhát. Tuy nhiên, sau một vài buổi, có em đã tự giác xin sang nhà cô ở và học hành rất chăm ngoan”-cô Yến tâm sự.

Em Đinh Thị Tâm (lớp 2A) được cô Yến đưa về nhà dạy học đã 2 năm nay. Nhà Tâm thuộc diện hộ nghèo, đông anh em; mẹ hay đau ốm, bố lại đi làm xa nên hầu như chẳng ai mảy may để ý đến việc học hành của em. Nhà cách trường 4 km, chẳng có phương tiện đi lại nên Tâm thường xuyên nghỉ học. Vì thế, khả năng tiếp thu của em cũng chậm hơn các bạn, lực học ngày càng yếu dần. Thương trò, cô Yến quyết định tìm gặp, trao đổi với phụ huynh để đưa Tâm về nhà chăm sóc, kèm cặp thêm vào mỗi dịp cuối tuần và cả kỳ nghỉ hè năm lớp 1. Nhờ sự tận tâm của cô, đến nay, em đã tiến bộ rõ rệt. “Cô giáo Yến thương em lắm. Cô chở em về nhà, nấu cho em nhiều món ăn ngon và giúp em tập đọc, viết chữ. Khi em bị ốm, cô còn đưa em tới bệnh viện và chăm sóc tận tình. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng cô”-Tâm thủ thỉ.

Ngoài Tâm, cô Yến cũng đồng thời rèn kỹ năng đọc, viết cho 2 học sinh khác cùng lớp là Nguyễn Ngọc Hoài An và Trần Thị Phương Thảo. “An nói ngọng, trong khi Thảo thì bị cứng lưỡi, phát âm khó. Để 2 bé phát âm chuẩn tiếng Việt, đọc thông viết thạo như bây giờ là cả một quá trình gian nan. Nhìn học sinh tiến bộ từng ngày, với một giáo viên như tôi, đó là niềm hạnh phúc khôn tả”-cô Yến bộc bạch.

Cô Yến giúp học trò viết chữ trên bảng con. Ảnh: Mộc Trà

Cô Yến giúp học trò viết chữ trên bảng con. Ảnh: Mộc Trà

Thầy Lê Hoàng Tiến-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn: Cô Nguyễn Thị Như Yến là giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao và đầy tận tâm với học trò. Tỷ lệ học sinh lên lớp ở lớp cô Yến chủ nhiệm hàng năm đạt 100%; tỷ lệ học sinh nhận khen thưởng cũng cao hơn các lớp cùng khối. Nhiều năm liền, cô Yến được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi các cấp.

Phấn khởi trước sự tiến bộ của con gái Nguyễn Ngọc Hoài An trong học tập, anh Nguyễn Văn Hoán (thôn 2, xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) chia sẻ: “Gần 3 tuổi, bé An mới bập bẹ nói và cứ ngọng nghịu mãi cho tới năm vào lớp 1. Vợ chồng tôi lo lắng không biết phải làm sao. Đến khi cô Yến ngỏ lời đưa An về nhà để giúp con rèn lại phát âm và viết chữ, chúng tôi mừng lắm. Nhờ sự tận tình chỉ dạy, giúp đỡ của cô giáo, con gái tôi hiện nay đã đọc tương đối chuẩn và nhanh; thậm chí còn mạnh dạn xung phong đọc bài chứ không tự ti như trước nữa. Gia đình biết ơn cô Yến rất nhiều”.

Khi được hỏi, cô Yến chia sẻ, cô cũng không nhớ rõ mình đã đưa bao nhiêu học trò về nhà dạy chữ mà chỉ mong bản thân luôn có thật nhiều sức khỏe để đồng hành cùng các em trên hành trình chinh phục giấc mơ con chữ và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ngô Hồng Phong: Hạnh phúc khi làm được việc tốt

Ngô Hồng Phong: Hạnh phúc khi làm được việc tốt

(GLO)- Thương trẻ em vùng quê nghèo chịu nhiều thiệt thòi, anh Ngô Hồng Phong-giáo viên môn Sinh học Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã mở lớp dạy võ, xây thư viện miễn phí. Những việc làm của thầy Phong đã giúp các em thiếu nhi có thêm bài học bổ ích, kỹ năng sống và lan tỏa giá trị tích cực đến mọi người.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Cán bộ cơ sở “hai giỏi”

Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Cán bộ cơ sở “hai giỏi”

(GLO)- Không chỉ sản xuất giỏi, ông Nguyễn Văn Nghĩa-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn An Hòa (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết, thực hiện tốt các phong trào, hoạt động ở địa phương.
Công ty 75 giúp dân ổn định cuộc sống

Công ty 75 giúp dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 75 (Binh đoàn 15) đã có những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp để giúp người dân trên địa bàn đứng chân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh, bình yên.
Ông Phạm Đình Luyến: Từ lính đặc công đến giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”

Ông Phạm Đình Luyến: Từ lính đặc công đến giải thưởng “Phú Riềng Đỏ”

(GLO)- Cuối năm 2022, tại lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành Cao su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2022), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trao giải thưởng “Phú Riềng Đỏ” cho 13 cá nhân, trong đó có ông Phạm Đình Luyến-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh. Đây là giải thưởng tôn vinh những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc và cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển Tập đoàn.
Hiệu trưởng hết lòng với học sinh khó khăn

Hiệu trưởng hết lòng với học sinh khó khăn

(GLO)- Gần 19 năm gắn bó với ngành Giáo dục huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), thầy giáo Bùi Công Năm luôn chủ động góp sức làm cầu nối kêu gọi Mạnh Thường Quân tài trợ kinh phí, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.

“Blouse trắng” nặng lòng với bệnh nhân nghèo

“Blouse trắng” nặng lòng với bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn, vất vả của bệnh nhân nghèo, một số y-bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã chủ động kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để hỗ trợ hàng ngàn lượt người bệnh.

Ông Trần Văn Tư: Làm Công đoàn như dâu trăm họ

Ông Trần Văn Tư: Làm Công đoàn như dâu trăm họ

(GLO)- Ông Trần Văn Tư-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Pleiku đã có nhiều cách làm hay trong vận động doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn và phát triển đoàn viên, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Với nhiều đóng góp, ông Tư được LĐLĐ tỉnh, Công đoàn cấp trên ghi nhận và đánh giá cao.

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

(GLO)- Chiều muộn, lại bận một số việc nhà nhưng thấy chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ghé thăm, già Đinh Bi vui lắm. Già đã quá quen với cái dáng bé nhỏ thân thuộc của chị, với những lần đến nhà hỏi han, động viên. Vừa chăm chú đan gùi, già vừa gật đầu khi nghe lời nhắn nhủ: “Chú nhớ trong năm nay ráng truyền dạy thành công nghề đan lát cho 1 người trẻ trong làng chú nhé!”.
Bác sĩ Trần Kế Toán: Giỏi chuyên môn, giàu y đức

Bác sĩ Trần Kế Toán: Giỏi chuyên môn, giàu y đức

(GLO)- Với 30 năm công tác, bác sĩ chuyên khoa II (CKII) Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực y tế. Anh miệt mài học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời ứng dụng và triển khai các kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực tim mạch giúp người dân thuận lợi khi khám-chữa bệnh ngay tại tỉnh, giảm chi phí điều trị.

Bác sĩ Phạm Chí Quang vững chuyên môn, tâm huyết với nghề

Bác sĩ Phạm Chí Quang vững chuyên môn, tâm huyết với nghề

(GLO)- Gắn bó với ngành Y tế huyện Phú Thiện từ ngày đầu thành lập (năm 2009) đến nay, bác sĩ chuyên khoa I Phạm Chí Quang-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đã góp sức tạo nên sự thay đổi mang tính bước ngoặt đối với hệ thống y tế địa phương.

“Chuyên gia sáng kiến” của Công ty Cao su Chư Prông

“Chuyên gia sáng kiến” của Công ty Cao su Chư Prông

(GLO)- 37 năm làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cũng là từng ấy thời gian ông Nguyễn Hoàng Tuấn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến của ông đều được đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị, được các cấp, ngành biểu dương, khen thưởng.
Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

(GLO)- Hiện nay, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn thói quen sinh đẻ tại nhà. Chính vì vậy, đội ngũ cô đỡ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thai phụ, giúp nhiều bà mẹ có thai kỳ an toàn và góp phần giảm thiểu tai biến sản khoa.

Chi hội trưởng phụ nữ giàu lòng thiện nguyện

Chi hội trưởng phụ nữ giàu lòng thiện nguyện

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác, chị Trần Thị Huệ-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 2 (thị trấn Kbang) còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Những việc làm của chị đã giúp đỡ nhiều mảnh đời kém may mắn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
“Người cha” của những sinh linh bị chối bỏ

“Người cha” của những sinh linh bị chối bỏ

(GLO)- Có lẽ vì chữ duyên, chữ nghiệp nên ông Nguyễn Phương Phụng đã gánh lấy công việc mà người bình thường chỉ nghĩ tới đã nổi gai ốc-chăm coi gần 40 ngàn mộ đồng nhi ở Nghĩa trang TP. Pleiku. Đó cũng là những sinh linh bị chối bỏ quyền sống từ khi trong bụng mẹ được ông và những người thiện tâm đưa về chôn cất, cho các cháu “một cõi đi về”.

Nữ cán bộ Đoàn đa năng

Nữ cán bộ Đoàn đa năng

(GLO)- Năng nổ, trách nhiệm và sáng tạo là nhận xét của nhiều giảng viên, học sinh, sinh viên (HS-SV) dành cho cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ HS-SV, Phó Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Gia Lai. Trong 10 năm gắn bó với nhà trường, cô Thảo đã góp phần đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên đi vào nền nếp, hoạt động có chiều sâu.

Bệnh viện Quân y 15 vì sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện Quân y 15 vì sự hài lòng của người bệnh

(GLO)- Với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và người dân trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) không chỉ tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn, nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh (KCB) cho đội ngũ y-bác sĩ mà còn chú trọng rèn luyện y đức, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
"Nhà tư vấn tâm lý" học trò

"Nhà tư vấn tâm lý" học trò

(GLO)- Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người“, cô Nguyễn Thị Đông Hải-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh. Để rồi, trên hành trình gian nan mà không kém phần hạnh phúc của nghề giáo, cô đã trở thành “nhà tư vấn tâm lý“ của nhiều học trò bằng chính trái tim bao dung và sẻ chia.
Bổ sung thể lệ Cuộc thi viết "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai, lần thứ IV

Bổ sung thể lệ Cuộc thi viết "Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai, lần thứ IV

(GLO)- Ban tổ chức Cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc“ tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2022-2023 vừa có Thông báo số 6/TB-BTC về bổ sung thể lệ cuộc thi.
Pleiku đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) ở TP. Pleiku có sức lan tỏa lớn và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hàng năm, thành phố huy động ít nhất trên 1.000 đơn vị máu an toàn đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu, điều trị bệnh nhân và trở thành một trong những địa phương điển hình trong phong trào HMTN của tỉnh.