Kon Tum: Vướng mặt bằng, đường gần 3km thi công hơn 2 năm vẫn chưa xong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua hơn 2 năm triển khai, dự án đường Trường Chinh ở Kon Tum vẫn ngổn ngang, gây khó khăn cho các phương tiện đi lại và gây ra nhiều phiền toái cho người dân sinh sống trên tuyến đường này.

kon-tumdd.jpg
Làm dang dở, đường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) gây nhiều khó khăn cho các phương tiện lưu thông. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Dự án đường Trường Chinh (đoạn từ đường Phan Đình Phùng đến đường Đào Duy Từ - phạm vi cầu nối qua sông Đăk Bla) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 và điều chỉnh tại Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 6/9/2021.

Qua hơn 2 năm triển khai, dự án này vẫn đang ngổn ngang, gây khó khăn cho các phương tiện đi lại và gây ra nhiều phiền toái cho người dân sinh sống trên tuyến đường này.

Cụ thể, dự án đường Trường Chinh là công trình giao thông trong đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật, thuộc cấp III, dự án nhóm B, chiều dài tuyến xây dựng là hơn 2.750m.

Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 457 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Khi hoàn thành, dự án này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho thành phố Kon Tum, thúc đẩy sớm việc hình thành cơ bản bộ mặt kiến trúc cảnh quan khu vực đô thị theo hướng hiện đại và bản sắc truyền thống.

Thế nhưng trái với những kỳ vọng ban đầu, dự án này hiện đang chậm tiến độ, khi có những đoạn đã hoàn thành nhưng có những đoạn đường vẫn đang ngổn ngang. Điển hình là đoạn tuyến từ đường Ure đến đường Trần Phú, đơn vị thi công đã tiến hành xây dựng hệ thống dải phân cách cứng, trong khi hai bên đường chưa được giải tỏa khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn.

2ktum.jpg
Vướng mặt bằng, đoạn đường Trường Chinh này mới chỉ hoàn thiện được một bên. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Bên cạnh đó, mặt đường ghồ ghề, nhiều ổ gà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Việc thi công dang dở cũng khiến các hộ dân sinh sống tại khu vực gặp nhiều khó khăn.

Ông Trương Đức Vui, trú tại đường Trường Chinh cho biết cách đây hơn một tháng, đơn vị thi công đã đào đường lên để đặt ống nước và dải đá. Điều này làm mặt đường mấp mô, việc đi lại khá nguy hiểm, nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn.

Đặc biệt, vào mùa mưa, nước dâng lên, tràn vào nhà; vào mùa khô thì bụi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trước phản ánh của người dân, ông Võ Đại Tân, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum - đơn vị chủ đầu tư của dự án - thẳng thắn nhìn nhận và cho rằng việc một số đoạn trên đường Trường Chinh thi công ì ạch, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trước tiên trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư công trình. Ban sẽ tiến hành chấn chỉnh đơn vị thi công để giải quyết tình trạng trên trong thời gian sớm nhất.

Liên quan đến việc chậm tiến độ thi công công trình, dự án đường Trường Chinh dù chỉ dài chưa đến 3km nhưng có rất nhiều vướng mắc. Trên cạn thì vướng dây điện, dưới đất thì vướng đường ống cấp nước của thành phố Kon Tum. Đặc biệt, việc đền bù, giải phóng mặt bằng chưa thể triển khai do chưa có giá đất cụ thể và khó khăn trong quá trình xác minh nguồn gốc đất.

Cụ thể, có 61 hộ dân trên tuyến đường Trường Chinh đang sử dụng đất có nguồn gốc do Quân đoàn 3 và Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum cấp năm 1991-1993. Tuy nhiên, đa số các trường hợp này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không trùng diện tích và ranh giới theo quyết định giao đất trước đây. Vì vậy, cần phải tiến hành thanh tra, xác minh nguồn gốc đất để có phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân này; đồng thời, vận động người dân bàn giao mặt bằng để thi công công trình.

3ktum.jpg
Làm dang dở, đường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) xuất hiện nhiều ổ gà, gây nhiều khó khăn cho các phương tiện lưu thông. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Đối với vấn đề xác định giá đất cụ thể, tháng 4/2024, trả lời phỏng vấn của TTXVN về việc chậm ban hành giá đất cụ thể, ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Kon Tum, cho biết khoảng giữa tháng Năm, đơn vị này dự kiến ban hành giá đất cụ thể đối với dự án đường Trường Chinh. Thế nhưng cho đến nay, đã hơn 5 tháng trôi qua, thành phố Kon Tum vẫn chưa thể ban hành giá đất cụ thể cho dự án này.

Theo lý giải của ông Nguyễn Văn Hùng, việc chậm trễ ban hành giá đất cụ thể là do đơn vị tư vấn thực hiện theo Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai.

Tuy nhiên, đến ngày 1/8, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6 quy định về giá đất lại thay thế cho Nghị định 12/2024/NĐ-CP. Vì vậy, đơn vị tư vấn lại phải thực hiện định giá đất lại từ đầu, nên việc định giá đất của dự án đường Trường Chinh bị chậm trễ.

“Việc định giá đất cụ thể của dự án đường Trường Chinh đã trình hội đồng thẩm định rồi, dự kiến đầu tháng 11 sẽ họp lấy ý kiến. Sau đó, sẽ chuyển cho Trung tâm phát triển quỹ đất để lập phương án đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng," ông Nguyễn Văn Hùng nói.

Ông Võ Đại Tân, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum, khẳng định trước tình hình chậm tiến độ thực hiện như hiện nay, ban quản lý đưa ra nhiều giải pháp, yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh thực hiện ngay sau khi có mặt bằng để sớm hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động, phục vụ cho việc đi lại của người dân.

Theo Dư Toán (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.