Kiệt tác hội họa từ thế kỷ 13 giá hơn trăm tỉ trong nhà bếp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báu vật được phát hiện là một bức tranh của danh họa Ý Florentine Cimabue, có từ thế kỷ 13, được định giá khoảng 6 triệu euro (hơn 153 tỉ đồng).
 
Bức họa “Christ Mocked” sẽ được đấu giá trong vài ngày tới. Ảnh: AFP
Kiệt tác hội họa có tên “Christ Mocked” đã nằm yên trong căn bếp của một gia đình sống tại thị trấn nhỏ Compiegne, phía bắc thủ đô Paris (Pháp), suốt nhiều thập niên cho đến khi một chuyên gia thẩm định địa phương tình cờ phát hiện.
Dù được đặt ngay phía trên nơi nấu nướng, nhưng tình trạng bức tranh vẫn còn tốt, theo The Guardian.
Christ Mocked được danh họa Florentine Cimabue vẽ vào khoảng những năm 1280 của thế kỷ 13, nằm trong bộ liên hoạ gồm 8 bức, mô tả tình yêu của Chúa Jesus và sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh.
Bức tranh kể về điển tích Chúa Jesus chấp nhận đội vương miện gai. Theo các chuyên gia thẩm định, bức tranh có giá từ 4 đến 6 triệu euro.
Kiệt tác vừa lộ diện sẽ được bán đấu giá tại thị trấn Senlis, phía bắc Paris trong vài ngày tới.
Thành Lương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.