Kiểm soát chất lượng nguồn nước xả thải công nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Trong đó, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước xả thải tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được đặc biệt chú trọng.

Trên địa bàn tỉnh có 2 KCN và 12 CCN với tổng số 79 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một số cơ sở hoạt động riêng lẻ tại các địa phương, chủ yếu là các nhà máy chế biến mủ cao su, sản xuất bao bì, tinh bột mì, đường... Tại KCN Trà Đa, nước thải được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngày đêm.

Đến nay, chỉ có CCN Diên Phú (TP. Pleiku) đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 1.250 m3/ngày đêm và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục đối với nước thải. Các CCN khác do có ít doanh nghiệp hoạt động nên chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đang thu phí bảo vệ môi trường (BVMT) của 26 đơn vị thuộc đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Bà Lê Thị Hồng Quyên-Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở TN-MT) cho hay: Để tăng cường công tác quản lý, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh và đảm bảo việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, hàng năm, Sở phối hợp với phòng TN-MT các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp để xây dựng kế hoạch lấy mẫu, đo đạc lưu lượng nước thải của các cơ sở, đơn vị và cập nhật vào danh sách thu phí (nếu có). “Nhìn chung, các cơ sở đã cơ bản thực hiện tốt quy định pháp luật về BVMT nói chung và xử lý nước thải nói riêng. Đến nay, 16/19 cơ sở sản xuất có nguồn thải lớn đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải liên tục và kết nối, truyền dữ liệu về Sở TN-MT, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc (Bộ TN-MT) để theo dõi, quản lý”-Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT thông tin.

Công ty cổ phần Nông nghiệp Agris Gia Lai đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại. Ảnh: H.T

Công ty cổ phần Nông nghiệp Agris Gia Lai đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại. Ảnh: H.T

Nói về các giải pháp quản lý nước thải tại các KCN, ông Trần Quang Thái-Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh-cho hay: Ban đang quản lý KCN Trà Đa, KCN Nam Pleiku và Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Để giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh phối hợp với Sở TN-MT và các đơn vị có liên quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, các hồ sơ liên quan. Trong đó, riêng đối với nước thải chủ yếu phát sinh tại các doanh nghiệp thuộc KCN Trà Đa với 46 dự án đã đi vào hoạt động, lưu lượng xả nước thải trung bình khoảng 905 m3/ngày đêm.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, đơn vị yêu cầu Công ty Phát triển hạ tầng Khu Kinh tế (đơn vị tiếp nhận nước thải, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Trà Đa) ban hành tiêu chuẩn đấu nối nước thải của các cơ sở sản xuất trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; kiểm tra việc thực hiện cam kết về BVMT đối với các doanh nghiệp; phát hiện kịp thời vi phạm về BVMT và kiến nghị xử lý đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN; thường xuyên kiểm tra công tác đấu nối của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thu gom triệt để nước thải phát sinh. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp xây dựng hố ga đấu nối nước mưa, nước thải, sử dụng nắp hố ga bằng vật liệu trong suốt để thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát; tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống thu gom nước thải; chỉ cho phép các doanh nghiệp đi vào hoạt động khi đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải của dự án.

Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) thuê đơn vị đủ chức năng lấy mẫu nước thải để quan trắc. Ảnh: H.T

Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) thuê đơn vị đủ chức năng lấy mẫu nước thải để quan trắc. Ảnh: H.T

“Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Trà Đa chấp hành tương đối đầy đủ quy định pháp luật về BVMT. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp, quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải còn chưa tốt, để xảy ra tình trạng kiến nghị, khiếu nại. Do đó, thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc chấp hành quy định pháp luật về BVMT; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời vi phạm của các doanh nghiệp; kiến nghị, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm về môi trường theo quy định. Ngoài ra, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các quy chuẩn xả thải theo quy định”-Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh thông tin thêm.

Nói về tình hình xử lý nước thải của đơn vị, ông Tô Văn Hưng-Giám sát viên khu phụ trợ Công ty TNHH Quicornac (KCN Trà Đa) cho hay: Công ty hoạt động sơ chế chanh dây với công suất 300-400 tấn/ngày đêm. Nguồn nước thải phát sinh khoảng 300 m3/ngày đêm. Công ty đã đầu tư gần 7 tỷ đồng xây dựng các hạng mục và thiết bị phục vụ xử lý nước thải, trong đó, riêng hệ thống xử lý nước thải có công suất 425 m3/ngày đêm. Mỗi quý 1 lần, Công ty thuê Công ty TNHH E.U.C (TP. Đà Nẵng) lấy mẫu quan trắc nước thải và đến nay, kết quả quan trắc các thông số về môi trường đều đảm bảo theo quy định.

Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Agris Gia Lai (thị xã Ayun Pa) đã đầu tư xây dựng trạm quan trắc nước thải tự động để kiểm soát các chỉ tiêu nước thải trước khi xả ra môi trường. Ảnh: H.T

Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Agris Gia Lai (thị xã Ayun Pa) đã đầu tư xây dựng trạm quan trắc nước thải tự động để kiểm soát các chỉ tiêu nước thải trước khi xả ra môi trường. Ảnh: H.T

Tại thị xã Ayun Pa, các doanh nghiệp cũng chấp hành tốt việc xử lý nước thải. Ông Châu Văn Tuấn-Phó Trưởng phòng TN-MT thị xã-cho biết: Trên địa bàn thị xã có CCN Ia Sao với 3 dự án đang hoạt động. Trong đó, chỉ có 1 dự án sản xuất phân vi sinh là phát sinh nước thải nhưng khối lượng ít. Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã còn có Công ty cổ phần Nông nghiệp Agris Gia Lai (không thuộc CCN) có phát sinh nguồn nước thải lớn. Hàng năm, Phòng TN-MT đều tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn 2 doanh nghiệp này thực hiện đúng các quy định về quản lý, xử lý nước thải. “Cả 2 doanh nghiệp này đều thực hiện tốt các quy định về xử lý nước thải. Trong đó, Công ty cổ phần Nông nghiệp Agris Gia Lai đã quan tâm đầu tư về hạ tầng xử lý nước thải, có hệ thống quan trắc tự động nước thải, khí thải liên tục, có kết nối truyền dữ liệu về Sở TN-MT nên kiểm soát tốt chất lượng nguồn nước thải đảm bảo trước khi thải ra môi trường”-ông Tuấn cho hay.

Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT cho biết thêm: Khó khăn trong quản lý nước thải công nghiệp hiện nay là hầu như các CCN trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế. Mặt khác, tỷ lệ lấp đầy trong các CCN còn thấp, chủ yếu là các dự án đầu tư đi vào hoạt động ít phát sinh nước thải, do đó, việc đầu tư vận hành hệ thống xử lý nước thải gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả.

Để quản lý, kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp, thời gian tới, Sở TN-MT tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho các cơ sở sản xuất, chế biến; nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, yêu cầu chủ dự án áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường trong sản xuất kinh doanh và đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó, Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất khi phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

Ngoài ra, Sở cũng tiếp tục đôn đốc và yêu cầu các cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt thiết bị quan trắc tự động hoàn thành lắp đặt trước ngày 31-12-2024 theo quy định để tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát chất lượng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.