Không phải trứng cá đây là loại chanh đắt nhất thế giới, 7 triệu/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với hình dạng đặc biệt, loại quả này có giá thành khá đắt và không dễ dàng mua được.

 

Có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng thấp ven biển Australia, chanh ngón tay trở thành một trong những nguyên liệu được hầu hết các nhà hàng sao Michelin trên khắp thế giới ưa chuộng. Không phải vì chúng có vị khác hoàn toàn với chanh thông thường, mà vì phần ruột tuyệt đẹp bên trong của chúng có kết cấu như trứng cá muối đã tạo ra sự khác biệt.

 

 



Loại chanh này tương tự như bưởi, những quả thon dài bằng ngón tay nhưng chứa những "viên ngọc" lấp lánh nhiều màu sắc. Do vậy, chúng thường được sử dụng để trang trí cho các món ăn sang trọng, đảm bảo sự bùng nổ vị chua khi người ăn cắn vào. Do vậy, chúng còn có một biệt danh khác là trứng cá muối trong thế giới trái cây và có giá rất đắt đỏ.

 

 



Trong thập kỷ qua, nhu cầu về "trứng cá muối" trở nên rất lớn, khiến cho nhiều trang trại mọc lên khắp nước Pháp hay California. Hiện nay chanh ngón tay được bán trên thị trường có giá từ 200 - 300 đô la mỗi ký (4 triệu 7 ~ 7 triệu đồng/kg). Giá cao như vậy là do có liên quan đến năng suất thấp của các trang trại trồng ra nó. Việc trồng chanh ngón tay không hề dễ dàng, do đó số lượng thu hoạch được cũng thấp.

Perrine và Etienne Schaller là 2 người Pháp đầu tiên trồng chanh ngón tay thương mại. Họ cũng đã tạo ra nhiều loại chanh ngón tay khác nhau, màu sắc đa dạng, hương vị riêng, vị chua, thơm rất quyến rũ.



 

 




Bởi vì độ hiếm của chúng và giá cao, bạn không thể tìm thấy chanh ngón tay tại siêu thị địa phương. Bản thân Schallers hợp tác với 25 nhà hàng sao Michellin ở Pháp để tiêu thụ loại chanh này.

Tại sao người ta phải trả một số tiền không nhỏ cho một loại trái cây có vị như chanh? Rõ ràng kết cấu giống trứng cá muối mới thực sự là điều quyết định. Sự bùng nổ hương vị khi cắn vào khiến giới thực khách thượng lưu rất yêu thích.



 

 



Đầu bếp người Pháp, Daniel Lutrand nói: "Khi tôi sử dụng chanh ngón tay trong các món ăn, ngay lập tức nó trở thành yếu tố trung tâm. Điều quan trọng nhất là nó mang lại cảm giác kỳ diệu cho khách hàng".

Ngoài việc sử dụng ruột chanh ngón tay tươi trong các món ăn của nhà hàng, vỏ chanh cũng có thể được sấy khô và được sử dụng như một loại gia vị hương vị đắt tiền không kém.



 

 

http://danviet.vn/ngon-sach-la/khong-phai-trung-ca-day-la-loai-chanh-dat-nhat-the-gioi-7-trieu-kg-1078085.html




Theo Phan Hằng (Báo Giao thông/OD)
Dẫn nguồn danviet.vn

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.