Khởi công Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vừa khởi công Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát-Bá Sái vào ngày 31-3. Dự án này có ý nghĩa quan trọng trong kết nối hạ tầng giao thông giữa 2 quốc gia.

anh-4-132949-831-172932-4168.jpg
Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc). Ảnh: Bích Hợp/nongnghiep.vn

Theo đó, cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát-Bá Sái sẽ có dạng cầu dây văng tháp thấp, gồm 3 nhịp, chiều dài 230 m; dầm bằng bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng kết hợp với dây văng đan kiểu rẻ quạt; trụ tháp có chiều cao 20 m tính từ mặt cầu; chiều rộng cầu 35,3 m (bao gồm cả chiều rộng trụ tháp).

Việt Nam và Trung Quốc sẽ chia mỗi bên đầu tư xây dựng 1/2 cầu chính, chiều dài 115 m. Vị trí xây dựng cầu phía Việt Nam tại khu vực cửa khẩu Bản Vược (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), cách cột mốc 97 khoảng 700 m về phía hạ lưu sông Hồng.

Được biết, Dự án có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng; trong đó, tổng kinh phí xây dựng cầu phía Việt Nam thực hiện khoảng gần 300 tỷ đồng. Dự án sẽ hoàn thành sau 18 tháng kể từ ngày khởi công (dự kiến trước tháng 6-2026).

Phối cảnh cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc). Ảnh/Nguồn: nhandan.vn
Phối cảnh cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc). Ảnh/Nguồn: nhandan.vn

Việc đầu tư xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát-Bá Sái không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa 2 địa phương mà còn tạo động lực cho phát triển thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa giữa 2 nước; đồng thời, nâng cao đời sống của người dân 2 bên biên giới.

Dự án này cũng là minh chứng cho nỗ lực của 2 nước trong việc thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về “hợp tác, xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới”.

Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Chính phủ 2 nước trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông khu vực biên giới, hướng tới một khu vực phát triển bền vững, hòa bình và thịnh vượng.

Có thể bạn quan tâm

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null