Khóc cười mùa Covid-19: Vỡ kế hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi ngày cưới đã chốt, thiệp mời đã được gửi đi, lên kế hoạch có con rồi mới đám cưới... Đùng một cái bùng phát dịch Covid-19 lần hai, không ít cặp uyên ương 'vỡ kế hoạch'.

Khi ngày cưới đã chốt, cỗ đã lên mâm thì Covid-19 tái bùng phát khiến cô dâu Bình và chú rể An trở tay không kịp, đành cố gắng để đám cưới diễn ra với số ít khách mời còn lại ẢNH: TRUNG DU
Khi ngày cưới đã chốt, cỗ đã lên mâm thì Covid-19 tái bùng phát khiến cô dâu Bình và chú rể An trở tay không kịp, đành cố gắng để đám cưới diễn ra với số ít khách mời còn lại ẢNH: TRUNG DU
Chín tháng trải qua Covid-19, rất nhiều chuyện đã đi vào lịch sử. Nó khiến người trong cuộc ngỡ mình vừa trải qua một giấc mơ... Những đám cưới vỡ kế hoạch; những cuộc điều tra lịch trình quanh co, đầy gay cấn; những đám hiếu được mặc niệm từ xa khiến nhiều người buộc phải sống chậm hơn.
Khi ngày cưới đã chốt, thiệp mời đã được gửi đi, lên kế hoạch có con rồi mới đám cưới... Đùng một cái bùng phát dịch Covid-19 lần hai, không ít cặp uyên ương “vỡ kế hoạch”.
Sau 12 năm yêu nhau, cô dâu Nguyễn Thị Bình (30 tuổi, ngụ xã Tân Tiến, H.Núi Thành, Quảng Nam) và chú rể Dương Văn An (31 tuổi, ngụ xã Cẩm Thạch, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) quyết định tổ chức đám cưới vào tháng 4.2020.

Vợ chồng anh Trần Văn Thanh (29 tuổi, TP.HCM) sau hai lần hoãn cưới vì vướng dịch Covid-19 đã tổ chức đám cưới kết hợp cùng lễ đầy tháng con
Vợ chồng anh Trần Văn Thanh (29 tuổi, TP.HCM) sau hai lần hoãn cưới vì vướng dịch Covid-19 đã tổ chức đám cưới kết hợp cùng lễ đầy tháng con
Đưa dâu bằng xe... container
Thật bất ngờ, Covid-19 xuất hiện ngay đầu năm. Kế hoạch tổ chức đám cưới bị hoãn. Theo dự kiến, ngày 29.7 họ sẽ tổ chức lễ tân hôn tại nhà gái với 400 khách mời. Ngày 31.8 tổ chức thành hôn ở nhà trai. Đùng một cái, ngày 25.7 bùng phát dịch Covid-19 lần hai, Đà Nẵng, Quảng Nam là tâm dịch.
Tự mình đưa dâu
Dù đã làm lễ tân hôn nhưng chưa rước dâu nên Nguyễn Thị Bình chưa thể về ngay nhà chồng là chú rể Dương Văn An ở Hà Tĩnh. Theo thủ tục, cô phải ở một nhà khác để đợi nhà trai tới đón dâu. Đôi trẻ tìm thuê một khách sạn cách nhà chú rể khoảng 10 km để Bình nghỉ và hôm sau nhà trai sẽ tới đó đón dâu. Tuy nhiên, với tấm chứng minh nhân dân có hộ khẩu Quảng Nam, tìm được khách sạn đã là một may mắn.
Không người thân thích ở Hà Tĩnh, không có cha mẹ đi cùng, không anh em, họ hàng ở cạnh lúc đưa dâu, chỉ có một mình ở khách sạn, tự mình chuẩn bị tất cả hành trang về nhà chồng (nơi cô chưa đủ thân quen để cảm thấy gần gũi) khiến Bình vừa sợ vừa tủi thân.
Đám cưới của Bình và An quá gấp gáp khiến họ quên đi những thủ tục thông thường. Tổ chức xong họ mới nhận ra mình không có một tấm hình cưới nào có chung cha mẹ, gia đình. Nhưng mùa dịch, mọi người đều nhìn nhau bằng ánh mắt trìu mến đầy cảm thông.
Thiệp mời đã gửi tới tay, chỉ còn vài ngày là đám cưới diễn ra. Là nhân viên y tế tại một bệnh viện quốc tế ở Đà Nẵng, nên ở thời điểm đó Bình hiểu hơn ai hết sự nguy hiểm nếu tập trung đông người. Đành “đánh cược”, ngày 26.7 cô chủ động làm đơn gửi UBND H.Núi Thành bày tỏ nguyện vọng được tổ chức đám cưới với lý do mọi sự chuẩn bị đã rất chu đáo. Nhận được đồng thuận từ UBND huyện nên vợ chồng Bình chắc mẩm đám cưới sẽ suôn sẻ.
Tuy nhiên, tới chiều 28.7 khi chỉ còn ít giờ nữa sẽ diễn ra lễ tân hôn thì Bình lại nhận được công văn yêu cầu không tụ tập quá 20 người. Sau đó là lệnh giãn cách xã hội, phong thành, cấm xe biển Quảng Nam, Đà Nẵng rời hầm Hải Vân. Không còn tâm trí cho những việc phát sinh đột ngột, ngày 29.7 cả nhà Bình vẫn tập trung cho việc đãi khách. Bạn bè người thân tới dự không quá 20 người. Đám cưới diễn ra chóng vánh, sau đó tiễn nhà trai nhanh chóng rời Quảng Nam về Hà Tĩnh.
Chiều 29.7, sau khi lễ tân hôn diễn ra suôn sẻ thì UBND xã Cẩm Thạch, tỉnh Hà Tĩnh (quê chú rể) ra thông báo chỉ cho phép một mình cô dâu và một người đại diện không cư trú tại Quảng Nam về nhà chú rể. Vậy là bể kế hoạch. Cô dâu sẽ phải một mình đi xe ra Hà Tĩnh. Chuyện chưa hết, đoàn xe được Bình đặt để đưa dâu từ Quảng Nam ra Hà Tĩnh cũng đột ngột đơn phương hủy chuyến. Lúc này chiếc xe chở nhà trai đã qua hầm Hải Vân. Cuối cùng, cô tìm được một chiếc taxi đồng ý rời Quảng Nam trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Tới hầm Hải Vân khoảng 22 giờ, do biển số Quảng Nam nên chiếc xe bị chặn và buộc phải quay lại.
Bình và An chơ vơ bên này hầm với chiếc điện thoại nóng ran bởi hàng trăm cuộc gọi từ hai bên gia đình. Lúc này, đã chớm 0 giờ. Khi đôi trẻ gần như tuyệt vọng thì bỗng có một chiếc xe container chở thanh long mang biển số Bình Thuận dừng kiểm tra xe trước khi qua hầm. Vậy là họ tìm được biện pháp giải cứu. “Chiếc cabin đầu kéo xe container đủ rộng chỗ cho cặp uyên ương cùng tài xế và một phụ xe qua hầm suôn sẻ”, cô dâu Bình nhớ lại.

Chị Trần Thúy V. (27 tuổi, TP.HCM) mặc dù đã chụp hình cưới và đặt nhà hàng nhưng do Covid-19 nên đám cưới phải hoãn lại tới khi sinh con xong
Chị Trần Thúy V. (27 tuổi, TP.HCM) mặc dù đã chụp hình cưới và đặt nhà hàng nhưng do Covid-19 nên đám cưới phải hoãn lại tới khi sinh con xong
Lễ cưới gộp chung lễ... đầy tháng
Lỉnh kỉnh đồ đạc của bà mẹ bỉm sữa, chị Trần Thúy V. (27 tuổi, ngụ TP.HCM) tới Báo Thanh Niên nhờ giúp lấy lại số tiền đặt cọc cho tiệc cưới của chị. “Năm nay là năm Tý, tôi và anh Trần Thanh Duy
(29 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) định có con liền cho kịp năm đẹp. Khi siêu âm có bầu hai tháng, chúng tôi nhanh chóng rút tiền tiết kiệm, tìm nhà hàng đặt tiệc cưới. Đặt thiệp mời xong xuôi thì dịch Covid-19 ập tới, chúng tôi đành hoãn. Đâu biết khi nào hết dịch nên hoãn đại vào tháng 7 vì lúc này cái thai cũng đã vào tháng thứ 5 nên không thể trễ hơn”, chị V. chia sẻ.
Trong thời gian hoãn, chị V. và anh Duy quyết định đăng ký kết hôn trước rồi khi nào hết dịch sẽ làm đám cưới. Khi mọi thứ đã sẵn sàng thì tái bùng phát dịch Covid-19. Trong thế bị động và lo lắng cực độ, chị V. bàn với chồng hủy đám cưới. Tuy nhiên, do đã hai lần dời lịch nên nhà hàng không đồng ý trả cọc, và yêu cầu gia đình chị V. phải chọn ngày để dời. “Giờ tôi bầu vượt mặt chỉ mong được nghỉ ngơi, sinh con chứ không nghĩ tới việc làm đám cưới nữa”, chị V. nói. Trong thế khó của chị V. và cả nhà hàng đã phải trải qua một thời gian dài ngoi ngóp sau dịch, chúng tôi cũng chỉ biết an ủi. May mắn vào phút cuối, chị lại được nhà hàng trả lại hoàn toàn tiền cọc.
Còn cô dâu Nguyễn Thanh Nhi (34 tuổi, TP.HCM) thì ngay sau đợt dịch Covid-19 lần một, cái bầu 6 tháng đã lùm lùm nên cấp tốc làm đám cưới. Để giữ sức khỏe cho cô dâu, tất cả thiệp mời được gửi online, váy cưới, hoa cưới cũng được giao tận nơi với sự thông cảm của bạn bè thân thích.
Cũng do dịch Covid-19, tiệc cưới được cô dâu, chú rể kết hợp với tiệc... đầy tháng con. Đó là câu chuyện của anh Trần Văn Thanh (29 tuổi, TP.HCM) và vợ là Nguyễn Thị Mỹ Phụng. Hai người dự định làm đám cưới vào khoảng đầu năm nay, sinh con vào tháng 8 (do muốn cùng tháng sinh của hai vợ chồng) nhưng dịch bệnh kéo dài và chị Phụng sinh con sớm so với dự tính nên đám cưới không thể diễn ra như kế hoạch. Với thân hình của một mẹ bỉm sữa không mấy thon gọn nhưng chị Phụng vẫn gấp rút chuẩn bị để làm tiệc vì sợ kéo dài thì không biết khi nào dịch sẽ quay lại. “Người tính không bằng trời tính. Cả hai đã làm lễ cúng gia tiên và về một nhà, nay con em đã ra đời được hai tuần nên cả nhà quyết định dời đám cưới lại để kết hợp với lễ đầy tháng con”, chị Phụng chia sẻ.
(còn tiếp)
Theo Lam Ngọc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.