Chuyện về những ngư dân xem 'thuyền là giường, biển là nhà'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cả năm lênh đênh trên những con thuyền, Tết đến, ngư dân miền biển như được “ngắt mạch” để nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình. Tết với những lao động ở biển mang một nét rất riêng, đó là ngày Tết đoàn viên. 

“Thuyền là giường, biển là nhà”

Trước thềm Xuân mới, trời chuyển rét ngọt, con đường thẳng tắp dẫn ra hướng biển cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) như bừng tỉnh dưới nắng sau những ngày dông gió kéo dài. Hương vị mặn mòi của biển hòa quyện trong nắng vàng theo con sóng đều đặn vỗ vào mạn thuyền đang neo đậu ở cảng.

Trên hàng chục chiếc thuyền đang chờ “lệnh” để ra khơi, không khí háo hức hiện rõ trên khuôn mặt của từng ngư dân. Họ là những gia đình ở Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng có nhiều năm đánh bắt hải sản ở vùng biển huyện Thạch Hà.

Bà Nguyễn Thị Xuân đang gỡ lưới chuẩn bị ra khơi.
Bà Nguyễn Thị Xuân đang gỡ lưới chuẩn bị ra khơi.

Từ lâu, những ngư dân này, đã xem “biển là nhà, thuyền là giường”, lênh đênh cùng con sóng, bám biển mưu sinh. “Đây là những chuyến ra khơi háo hức, mong chờ nhất năm, vì tiền Tết còn chờ ở đó. Tết được về sum họp bên gia đình, được nghỉ ngơi sau thời gian dài lênh đênh trên biển”, anh Hoàng Văn Liên (46 tuổi, trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) nói.

Chiếc thuyền nhỏ, đánh bắt ghẹ gần bờ là “cần câu” của vợ chồng anh Hoàng Văn Liên (46 tuổi) và chị Nguyễn Thị Xuân (43 tuổi). Thuyền như một gian nhà thu nhỏ, có bếp ga, bát đũa, chăn chiếu… cùng đồ dùng hàng ngày.

Bám biển từ năm 14 tuổi, đến nay anh Liên đã có nửa cuộc đời mình gắn bó với biển. Đôi tay thoăn thoắt chuẩn bị ngư cụ cho chuyến ra khơi chuyến tới, anh Liên nói: “Mùa biển động, tháng đi được 7-15 chuyến là nhiều, còn lại ngày mưa, sóng lớn phải ở nhà”.

Thuyền neo đậu ở Cảng Cửa Sót.
Thuyền neo đậu ở Cảng Cửa Sót.

Anh Liên nói, từ tháng 7 âm lịch đến Tết Nguyên đán là mùa biển động, trên biển thường xảy ra giông lốc, nhưng theo kinh nghiệm của ngư dân, đây lại là thời điểm nguồn lợi thủy sản dồi dào. Vì vậy, ngư dân vẫn âm thầm bám biển, bám thuyền để mưu sinh, duy trì, phát triển nghề truyền thống của cha ông. “Nghề đi biển là vậy. Ngư dân luôn phải đương đầu với gian khó, hiểm nguy, sớm tối lênh đênh cùng sóng nước. Những chuyến ra khơi ngày cuối năm luôn có nhiều điều trăn trở, kỳ vọng, bởi nếu trúng hải sản, sẽ có tiền về mua sắm Tết trong nhà”, anh Liên tâm sự.

Ngày đoàn viên

Khu tránh trú bão ở cảng Cửa Sót có hàng chục con thuyền đang nằm tựa vào vai nhau như thể muốn “lấy lại sức” sau những chuyến ra khơi trở về. Trên mỗi con thuyền, nhiều người phụ nữ, đàn ông đang miệt mài sửa soạn, dọn dẹp chuẩn bị cho một chuyến ra khơi mới.

Với những gia đình ngư dân ở đây, đợt đi biển trước Tết là cực kỳ quan trọng. Bởi chuyến biển sẽ quyết định được Tết có ấm no hay không. “Tết với ngư dân chúng tôi đơn giản lắm, đó là mong được trở về quê cùng sum họp cho thỏa những ngày xa cách. Được đi anh em họ hàng chúc Tết, chúc năm mới ra khơi gặp nhiều may mắn”, bà Nguyễn Thị Dung (60 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) chia sẻ.

Bà Dung cũng như nhiều người phụ nữ miền biển, họ đã thoát khỏi cái bóng “vọng phu” chủ động bám biển xây dựng hạnh phúc ấm no cùng gia đình. Ra khơi, buông lưới cùng chồng từ lâu, bà Dung đã xem biển như chính cuộc sống của mình.

Bà Nguyễn Thị Khuyên có nhiều năm gắn bó nghề biển.
Bà Nguyễn Thị Khuyên có nhiều năm gắn bó nghề biển.

Thường ngày, bà Dung ra khơi cùng chồng từ 0h đêm, về cập cảng lúc 12h trưa cùng ngày. Số hải sản đánh bắt được sẽ bán cho tiểu thương tại xã Thạch Kim. Khi bán xong, hai vợ chồng tiếp tục dọn đồ, chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Mùa này, bà Dung cho biết có tháng chỉ đi được 10 chuyến biển. “Đi biển vất vả, nhưng quen rồi, không đi nhớ lắm. Giờ đi chuyến này xong về nghỉ Tết, sau mùng 4 lại tiếp tục ra khơi”, bà Dung trải lòng.

Yêu biển và bằng lòng với biển, hơn nửa đời người gắn bó, vợ chồng ông Bùi Văn Vân và bà Nguyễn Thị Khuyên (60 tuổi, cùng trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) chọn cách chung thuỷ với nghề ngư phủ khi ngoài tuổi tứ tuần vẫn cùng con trai lên thuyền đánh bắt hải sản. Nhắc đến ngày Tết, ánh mắt người phụ nữ sáng rực, bởi đó là ngày gia đình sẽ được đoàn tụ, sum vầy bên con cháu.

“Thích nhất là về cùng con cháu ăn bữa cơm giao thừa, đến khoảng mùng 6 Tết, nếu thời tiết đẹp chúng tôi tiếp tục di chuyển vào Hà Tĩnh để đi biển”, bà Khuyên nói.

Người phụ nữ cho hay, trước đây nghề biển cũng xếp hạng “ăn nên làm ra”, nhưng nhiều năm nay, tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt, nhiều người không còn mặn mà với nghề biển, thậm chí đổi nghề, tha phương cầu thực. Dẫu đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với những ngư dân có hàng chục năm “cưỡi sóng, vượt gió”, biển đã ăn sâu vào tâm can. Nghỉ biển sẽ thấy thiếu, thấy nhớ.

“Nghề này như đã ngấm vào người, hễ ở nhà vài ba ngày là đau nhức, buồn chán. Khi đi biển câu được con cá, con mực là mọi mệt mỏi tan biến. Còn sức thì chúng tôi còn chèo ra khơi, vì đã là nghề thì phải trọn vẹn với nghề”, bà Khuyên nói.

Cái Tết đối với những lao động miền biển mang một nét riêng, ở đó có sự mong chờ biển “đãi tặng” hải sản, đó là sự háo hức mong chờ ngày đoàn viên gia đình sum họp. Với ngư dân miền biển, cái Tết mà có sự đoàn viên đáng quý vô cùng.

Theo Hoài Nam (TPO)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.