Những lá thư vượt sóng ra DK1: 'Nơi biển đảo xa, chú có lạnh lắm không?'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những cánh thư của các em học sinh từ đất liền đã 'vượt sóng' để đến tay các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 đang ngày đêm canh giữ biển đảo của Tổ quốc.

Ngày 1.1, tôi cùng đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân khởi hành đi thăm, chúc tết các nhà giàn DK1, các tàu trực, Trạm ra đa 590 và cơ quan dân chính đảng H.Côn Đảo nhân dịp tết 2025. Chuyến hải trình kéo dài 16 ngày (từ ngày 1 đến 16.1.2025).

Hơi ấm từ đất liền

Bên cạnh các mặt hàng, nhu yếu phẩm được chuẩn bị theo tiêu chuẩn tết của Bộ Quốc phòng như: heo, gà, nếp, lá dong, quất, mứt… còn có bưu thiếp, tranh vẽ, lá thư “vượt sóng” đến với đảo xa.

Những lá thư tuy mộc mạc nhưng chất chứa niềm yêu thương biển đảo, là món quà tinh thần vô giá mang theo lời động viên của các em học sinh đến các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ. Hơn 1.000 bức thư của học sinh Trường tiểu học An Bình (TP.HCM) và Trường THPT Hoàng Diệu (TP.Long Khánh, Đồng Nai).

Trên giấy kẻ ô vuông quen thuộc, từng dòng chữ chăm chút, nắn nót từ đôi bàn tay bé xíu. Các bức thư được trang trí tỉ mỉ bằng hình lá cờ Việt Nam, chiến sĩ hải quân đầy màu sắc. Lời lẽ ngắn gọn, giản dị nhưng chân thành, khiến người đọc không khỏi bồi hồi và xúc động.

Những bức thư được các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/9 trang trí lên cây mai, đào. ẢNH: UYỂN NHI
Những bức thư được các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/9 trang trí lên cây mai, đào. ẢNH: UYỂN NHI

Em Đặng Ngọc Minh Khôi, học sinh Trường tiểu học An Bình viết: “Chú ơi! Nơi biển đảo xa xôi chú có lạnh lắm không? Chắc chú nhớ nhà lắm nhỉ? Con cảm ơn các chú đã vất vả gian lao, cho chúng con có cuộc sống bình yên. Các chú nhớ giữ gìn sức khỏe. Trời đang lạnh lắm, các chú nhớ mặc áo ấm vào nhé”.

Hướng về biển, đảo và thềm lục địa phía nam thiêng liêng của Tổ quốc, các em học sinh Trường THPT Hoàng Diệu cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đến các cán bộ, chiến sĩ và lấy đó làm động lực để phấn đấu trong học tập.

Chiến sĩ nhà giàn DK1 đọc thư được gửi đến từ đất liền. ẢNH: UYỂN NHI
Chiến sĩ nhà giàn DK1 đọc thư được gửi đến từ đất liền. ẢNH: UYỂN NHI

Em Lưu Ngọc Kim Uyên viết: “Tuy chưa từng đến biển đảo xa xôi, nhưng cháu luôn nghĩ về các chú - những người đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng. Cháu biết rằng nơi các chú đang đóng quân, sóng gió rất khắc nghiệt và có lẽ nỗi nhớ nhà luôn canh cánh trong lòng. Nhưng vì nhiệm vụ và tình yêu đất nước, các chú vẫn kiên cường bám trụ. Cháu rất khâm phục và tự hào về tinh thần dũng cảm, sự hy sinh thầm lặng của các chú để giúp cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Cháu xin gửi lời chúc sức khỏe, bình an và tinh thần thép đến các chú…”.

Nguồn động viên lớn cho người lính nhà giàn DK1

Vượt 339 hải lý (hơn 627 km) đến nhà giàn DK1/9, những lá thư yêu thương được các chiến sĩ đọc to với nụ cười rạng rỡ. Ngoài ra, các bức thư được trang trí trên từng cành mai, đào.

Là người kết nối, mang những cánh thư từ đất liền đến hải đảo, thượng úy Phạm Văn Công, Chính trị viên tàu Trường Sa 21 xúc động tâm sự, việc đưa thư đến các đồng đội không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là sứ mệnh đặc biệt. Nếu có cơ hội lần sau, anh và đồng đội vẫn quyết tâm vượt sóng gió để đưa bằng được những bức thư của đồng bào đến với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1.

Các thành viên tổ xuồng tàu Trường Sa 21 vượt sóng đưa quà đến nhà giàn DK1. ẢNH: UYỂN NHI
Các thành viên tổ xuồng tàu Trường Sa 21 vượt sóng đưa quà đến nhà giàn DK1. ẢNH: UYỂN NHI

Cầm lá thư trên tay, chăm chú đọc từng câu chữ của các em học sinh, thượng úy Phạm Văn Công nghẹn ngào: "Khi đọc, tôi trải qua nhiều cảm xúc khó tả. Các cháu rất dễ thương, ngây thơ với những câu chữ hồn nhiên nhưng đầy xúc động. Những lời cổ vũ trong thư mang cho chúng tôi nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Các cháu không chỉ gửi tình cảm đến riêng các chiến sĩ hải quân ở nhà giàn DK1 mà còn đến các đồng chí bộ đội đang công tác trên mọi miền Tổ quốc".

Nhà giàn DK1/9 hiên ngang giữa biển khơi. ẢNH: UYỂN NHI
Nhà giàn DK1/9 hiên ngang giữa biển khơi. ẢNH: UYỂN NHI

Nhận được thư tay từ đất liền gửi đến, các chiến sĩ trẻ thực hiện nghĩa vụ tại nhà giàn DK1 được truyền lửa ý chí kiên cường và những khó khăn như được xoa dịu.

Anh Hồ Văn Phương (quê H.Nhơn Trạch, Đồng Nai), là chiến sĩ lần đầu tiên đón tết tại nhà giàn DK1/21 tâm sự rằng, khi vừa mới đến đây, ban đầu anh chưa quen với thời tiết, sóng, gió và nhớ gia đình. Nhưng vì Tổ quốc và có các cán bộ, đồng đội giúp đỡ anh đã quen dần và luôn sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Khi được hỏi về cảm xúc sau khi đọc thư, anh Phương nói rất vui và cảm động: “Đây là nguồn động lực to lớn và kịp thời để chúng tôi phấn đấu giữ vững chủ quyền vùng biển”.

Thượng tá Triệu Thanh Tùng, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân, thăm và chúc tết nhà giàn DK1/9, ngày 3.1. ẢNH: UYỂN NHI
Thượng tá Triệu Thanh Tùng, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân, thăm và chúc tết nhà giàn DK1/9, ngày 3.1. ẢNH: UYỂN NHI

Ngày 5.7.1989, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra Chỉ thị số 180/CT về việc xây dựng Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ (gọi tắt DK1) tại khu đá ngầm, thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu). Suốt 35 năm qua, các nhà giàn DK1 như tượng đài thép đánh dấu chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.

Theo Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; các cán bộ, chiến sĩ DKI đang ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Theo Uyển Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.