Những người ăn Tết vội vã, đón xuân giữa rừng già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi mọi người sum vầy bên gia đình, chúc nhau những điều tốt đẹp đầu năm thì cũng là lúc cán bộ kiểm lâm chuẩn bị hành trang đi tuần tra bảo vệ rừng.

17 năm ăn Tết vội vã

Những ngày cuối năm Giáp Thìn, cán bộ Trạm kiểm lâm Klong Klanh thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) tất bật cùng các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng sơn sửa lại trạm để đón năm mới Ất Tỵ 2025. Đón chúng tôi đến, anh Phạm Đờ Ni, Phó trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klanh giải thích liền: "Anh em phải tranh thủ lúc rảnh làm liền chứ để đến cận Tết phải đi rừng, sẽ không kịp trang trí đón xuân".

Một chốt trực của lực lượng kiểm lâm và người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng Bidoup - Núi Bà.
Một chốt trực của lực lượng kiểm lâm và người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng Bidoup - Núi Bà.

Nói là trang trí nhưng thật ra chỉ là sơn lại căn nhà của trạm đã cũ màu sau nhiều năm, sửa vài vài vị trí hư hỏng, chuẩn bị một số vật dụng, món ăn cho mọi người sử dụng trong những ngày trực Tết. Anh Ni tâm sự, đối với người làm kiểm lâm, sẽ không có dịp nghỉ Tết Nguyên đán nào được trọn vẹn cả tuần vì càng ngày nghỉ, lễ tết thì càng phải túc trực bảo vệ rừng nhiều hơn.

Mùng 1 Tết (29-1), anh Ni cho biết được sắp xếp thời gian về ăn Tết với gia đình, qua ngày hôm sau phải chuẩn bị hành lý trở lại trạm chuẩn bị trực Tết, và đó là những ngày ít ỏi được sum vầy với người thân trong năm mới.

Chuyến đi lần này, anh được phân công phối hợp cùng những hộ dân nhận khoán đến kiểm tra khu vực rừng giáp ranh 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hoà. Trong đó Trạm Kiểm lâm Klong Klanh có 5 cán bộ phối hợp với người dân nhận khoán, quản lý bảo vệ khu vực rừng rộng 4,2 nghìn ha, là nơi có sự phân bổ của nhiều loài gỗ quý, động vật quý hiếm.

Anh Phạm Đờ Ni, Phó trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klanh.
Anh Phạm Đờ Ni, Phó trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klanh.

Những kẻ phá rừng hay có ý đồ xâm hại rừng thường lợi dụng các dịp lễ Tết nên việc bảo vệ rừng những ngày này càng phải chú trọng hơn, anh em kiểm lâm phải liên tục chia nhau tuần tra. Tại Trạm kiểm lâm Klong Klanh, người nhiều năm làm việc như anh Ni đã 17 năm ăn Tết trong rừng, người ít hơn thì 10 năm, hoặc 5 năm. Có cán bộ nhiều năm chưa về ăn Tết vì quê quá xa mà việc túc trực bảo vệ rừng phải thực hiện liên tục.

"Nhiều năm qua chúng tôi đều ăn Tết như vậy. Làm nghề này thì phải chấp nhận, may mắn được người thân thông cảm và hỗ trợ anh em hoàn thành tốt nhiệm vụ", anh Ni chia sẻ.

Ở rừng nhiều hơn ở nhà

Không riêng gì anh Ni, để giữ rừng, những cán bộ ở Trạm Kiểm lâm Hòn Giao, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cũng chọn cách ăn Tết dưới những tán cây, con suối hay chiếc võng giữa rừng. Có tuyến tuần tra thực hiện trong ngày nhưng có những tuyến anh em phải di chuyển suốt nhiều ngày. Mọi người sẽ mang theo gạo, mắm muối, cá khô; rau thì trong rừng rất nhiều có thể hai trên đường tuần tra.

Lực lượng kiểm lâm và người dân nhận giao khoán trong một chuyến đi tuần tra bảo vệ rừng.
Lực lượng kiểm lâm và người dân nhận giao khoán trong một chuyến đi tuần tra bảo vệ rừng.

"Dịp Tết, nhiệt độ trong rừng Bidoup - Núi Bà có thời điểm xuống dưới 10 độ C nhưng anh em vẫn phải ngủ lại trong rừng. Sau khi ăn uống thì mọi người sẽ giăng võng hoặc làm lều dã chiến ngủ qua đêm để hôm sau tuần tra tiếp" - anh Păng Tiang Min, cán bộ Trạm kiểm lâm Hòn Giao, thuộc Hạt kiểm lâm Vường quốc gia Bidoup - Núi Bà nói.

Anh Min chia sẻ, tuy quê mình ở huyện Đơn Dương - chỉ cách trạm kiểm lâm mình làm việc khoảng 100 km nhưng mỗi 2 tuần mới về thăm nhà một lần. Ngày lễ Tết thì phải sắp sếp nghỉ sớm hơn hoặc muộn hợp tùy theo sự phân công tuần tra bảo vệ rừng.

Phút nghỉ ngơi của đoàn tuần tra giữa rừng Bidoup - Núi Bà.
Phút nghỉ ngơi của đoàn tuần tra giữa rừng Bidoup - Núi Bà.

Cán bộ kiểm lâm này tâm sự, ngày Tết ai cũng muốn vui vẻ hạnh phúc bên gia đình nhưng yêu cầu công việc như vậy nên cố gắng sắp xếp và người thân thông cảm. "Đã mấy năm rồi tôi cùng anh em ăn Tết ở trong rừng, vừa ngăn chặn kẻ xấu xâm phạm và phòng chống cháy rừng. Có nhiều hôm tuần tra xong ra khỏi rừng thì cũng là hết Tết" - anh Min cười nói.

Tuy công việc cực khổ và có nhiều nguy hiểm khi có thể đối diện với lâm tặc hoặc sâu bọ rắn rít nhưng cả anh Ni, anh Min và cán bộ các Trạm kiểm lâm luôn cảm thấy vui vẻ phấn khởi khi bảo vệ an toàn cho những cánh rừng nguyên sinh của Lâm Đồng.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có tổng diện tích trên 70.000 ha, tiếp giáp địa phận các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk. Hiện nay, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có 10 trạm Kiểm lâm và 1 Đội tuần tra lưu động với tổng số nhân sự là 53 cán bộ. Thống kê của ngành chức năng, Vườn có khoảng 2.077 loài thực vật, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan…

Theo Trường Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null