Thu nhập không cao nên nghề nặn tượng Táo quân ở làng Địa Linh (TP.Huế) dần mai một. Nhưng vẫn còn đó số ít người đang giữ nghề, truyền nghề, cho ra hàng vạn tượng Táo quân phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán.
Sôi động những ngày cận tết
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Ở làng Địa Linh, đàn ông trẻ khỏe được giao nhiệm vụ nhào đất, vào khuôn. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.
Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân.
"Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.
Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt.
"Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.
Đất sét được bỏ vào khuôn gỗ, nện chặt để làm tượng Táo quân. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Thu nhập thấp nhưng là niềm tự hào
Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.
Lò nung của nhà ông Đức đỏ lửa, hối hả nung tượng Táo quân. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.
Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.
Những bức tượng Táo quân được nung bằng trấu. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.
"Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề".
Ông Võ Văn Nam (60 tuổi, người đã làm tượng Táo quân tại làng Địa Linh). ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Những bức tượng Táo quân nung xong sẽ được sơn màu. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN Sau đó người thợ sẽ vẽ hình Táo quân lên. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN Một bức tượng thành phẩm được bán ra thị trường với giá từ 2.500 đồng - 3.000 đồng. ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN
Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.
Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.
Từ một sinh viên y biết tiếng Campuchia, anh Kim Oanh Thươne (26 tuổi) tình cờ bén duyên với công việc phiên dịch cho bệnh nhân nước ngoài tại các bệnh viện ở TP.HCM.
(GLO)- Năm 1149, sau khi củng cố kinh đô Vijaya (Đồ Bàn), quốc vương Champa đã tiến hành chinh phục vùng Tây Nguyên và đặt đơn vị hành chính là châu Thượng Nguyên.
Tôi về xã Thành Vân (H.Thạch Thành, Thanh Hóa) hỏi tìm vợ chồng cựu chiến binh Trần Thanh Minh và Nguyễn Thị Lương. Mọi người bảo: "Ông chiến đấu ở Lạng Sơn tháng 2.1979. Cứ tưởng chết, nhưng lành lặn trở về và mang theo cô dâu người Đức Thọ, Hà Tĩnh".
Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.
Trải qua 46 năm song tâm trí của cựu chiến binh Nông Văn Đuổng vẫn còn hằn ghi khoảnh khắc nhà báo Nhật Bản Isao Takano ngã xuống trên mảnh đất xứ Lạng khi đang tác nghiệp tại thị xã Lạng Sơn, tháng 3/1979.
Căn nhà của ông bà nằm sâu trong ngõ ở Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và những câu hát chèo lảnh lót. Ông cười: 'Tớ yêu và quyết lấy bà ấy từ câu hát chèo trên trận địa Lạng Sơn 45 năm về trước'.
Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.
Tháng 2.1979, nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Hoa (quê Thái Thụy, Thái Bình) và thiếu úy Vũ Hồng Quang (quê Nghi Lộc, Nghệ An) cùng sát cánh trong lửa đạn. Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, họ tổ chức lễ cưới không xa trận địa.
Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...
Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.
Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.
Đến giờ, những cựu chiến binh Sư đoàn bộ binh 323 (Quân khu 3) vẫn kể lại câu chuyện tình yêu của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đức Hồng và diễn viên chèo Nguyễn Thị Thanh Mai (Đoàn nghệ thuật chèo Quảng Ninh) đầu những năm 1980.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc diễn ra khốc liệt tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào rạng sáng ngày 17/2/1979. Cam go, ác liệt nhất là trận chiến ở pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn).
(GLO)- Thông qua tài khoản định danh điện tử (VNeID), các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng những tiện ích tốt nhất qua các dịch vụ hành chính công, an sinh xã hội và tiếp cận các dịch vụ thương mại.
…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.
58 tác phẩm hội họa và điêu khắc hội tụ trong triển lãm mỹ thuật với chủ đề Khai xuân do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật - nhiếp ảnh và triển lãm tổ chức, diễn ra từ 10.2 đến hết 20.2.2025.
(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).
Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.
Cành đào thắm, bếp lửa ấm nồng, hay rộn ràng tươi mới với hoa thơm trái ngọt… Những chi tiết làm nên miền xuân ấy, có khi chỉ còn là ký ức xa xôi bởi tết nay đã khác xưa nhiều lắm.
Dù mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai vất vả, nhưng bà Mai vẫn tận tụy chăm sóc bà Cảnh bị tai biến và mất trí nhớ. Với bà Cảnh, bà Mai là ký ức cuối cùng còn sót lại.