50 năm trước, mùng 2 tết chúng tôi ra trận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là cái Tết Ất Mão 1975, Sư đoàn 341 của chúng tôi đang đóng quân ở Quảng Bình.

Tôi là lính của Đại đội trinh sát 20 trực thuộc sư đoàn (gọi là C20 F341) đóng quân ở làng Hà Tran, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình bên hữu ngạn sông Kiến Giang.

C20 F341 chúng tôi, với 110 thành viên, trong đó có 60 lính sinh viên từ Trường đại học Sư phạm Vinh, đã miệt mài rèn luyện kỹ năng trinh sát suốt 2 năm ở miền quê yên bình. Họ đang háo hức chờ đợi ngày vào Nam tham gia chiến đấu. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này thể hiện tinh thần và quyết tâm cao độ. Cùng tìm hiểu thêm về hành trình đầy thách thức và ý nghĩa này.

Sáng 30 tết năm đó, toàn đại đội tập hợp nghe chính trị viên Nguyễn Lê Hợi và Đại đội trưởng Lê Trần Quý phổ biến nhiệm vụ mới. Đó là mệnh lệnh hành quân của Bộ Tư lệnh Sư đoàn. Đi đến đâu thì chưa biết nhưng anh Hợi nói điểm đến của toàn sư đoàn sẽ là chiến trường B2 - miền Đông Nam bộ. Ngày đó, ngồi ở miền Bắc mà nghe đến miền Đông với B2 thấy còn xa xôi diệu vợi hơn cả đi Liên Xô, huống gì đây là đi chiến đấu.

Chúng tôi ở trong những ngôi nhà tranh của dân Hà Tran, gắn bó ruột thịt như con cái trong nhà nhưng C trưởng Qúy ra lệnh: Tuyệt đối bí mật, không được để cho dân biết là chúng ta đến ngày ra trận. Dân không biết thì quân địch cũng không biết, cả một sư đoàn bộ binh chủ lực với hàng vạn quân bổ sung vào chiến trường thực sự là rất nghiêm trọng, bí mật là trên hết.

phong-su.jpg
Xe ZiL - 130 do Liên Xô sản xuất chở bộ đội hành quân ra trận. ẢNH: T.L

Hôm đó bộ phận hậu cần mổ một con heo tạ để ăn tết. Chính trị viên phó Hồ Văn Thoan và đại đội phó Lê Hồng Mão đi đến từng tiểu đội dặn mọi người ăn thật no để lấy sức lên đường.

Đây là cái tết cuối cùng trên miền Bắc của chúng tôi. Ngày hôm sau mùng 1 tết, chúng tôi được trang bị mới hoàn toàn từ vũ khí, súng AK báng gập với 2 băng đạn đầy ắp, áo quần Tô Châu 2 bộ mới tinh, giày vải cao cổ và dép cao su cũng mới.

Mỗi người còn lèn thêm gạo 10 kg, 2 kg lương khô và cả thịt hộp với đường, sữa, thuốc bổ, thuốc phòng bệnh sốt rét…

Vì là lính trinh sát, chúng tôi còn có thêm bản đồ, ống nhòm, máy thông tin vô tuyến. Phải nói là trang bị tận răng. Tất cả đồ cũ đang dùng cởi bỏ lại hết.

Anh Qúy C trưởng là một người lính đã dày dạn chiến trường nói, đây là trang bị ban đầu thôi, dọc đường hành quân qua các binh trạm chúng ta sẽ còn được bổ sung thêm những thứ cần thiết khác nữa. May mắn nhất là sư đoàn chúng tôi được ưu tiên hành quân bằng ô tô vào chiến trường.

Tối mùng 1 Tết Ất Mão 1975, lúc đã khuya lắm rồi, lúc mà đồng bào Hà Tran đang ngủ yên, toàn đại đội bí mật báo động tập hợp ra bờ sông để hành quân.

Bỏ lại sau lưng những nếp nhà tranh và rặng tre làng thân thuộc, chúng tôi lên những chiếc thuyền gỗ do dân quân địa phương chèo để vượt sông Kiến Giang. Sau đó lặng lẽ đi bộ 10 km lên xã miền núi Phú Thủy - nơi có con đường chiến lược 15A chạy qua rồi mắc võng ngủ chờ trời sáng.

Tinh mơ hôm sau, chúng tôi thức dậy đã là mùng 2 tết. Trời rét căm căm nhưng lòng mỗi người lính chúng tôi đang vô cùng xao động. Chỉ huy đại đội ra lệnh ăn lương khô rồi nhanh chóng tập hợp trong đội hình toàn sư đoàn.

Thì ra đêm qua, các đơn vị bạn, các trung đoàn bộ binh trực thuộc như E266, E270, E273 và trung đoàn pháo 55 cũng đã bí mật tập kết hết ở khu vực này.

50-nam-truoc2-dd.jpg
Đường hành quân dọc dãy Trường Sơn vào mặt trận. ẢNH: T.L

Ngày đó F341 là một sư đoàn đủ, có hơn một vạn quân sĩ. Nơi tập hợp toàn sư đoàn là một trảng cỏ rộng hơn cả một sân bóng đá.

Phía trước, đại tá - Tư lệnh sư đoàn Trần Văn Trân và các chỉ huy sư đoàn đang tiếp đón thiếu tướng Tư lệnh Quân khu 4 Đàm Quang Trung đi trực thăng từ Nghệ An vào tiễn sư đoàn ra mặt trận.

Tiếng loa phóng thanh vang lên mệnh lệnh hành quân của Tư lệnh Đàm Quang Trung: "Thay mặt Bộ Tư lệnh quân khu, tôi ra lệnh toàn thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341 ngay lập tức hành quân vào chiến trường miền Nam tham gia chiến đấu. Các đồng chí sẽ đi sâu, đi lâu, đi đến ngày toàn thắng".

Chúng tôi nghe mệnh lệnh hành quân mà lòng tràn trề xúc động. Không biết ngày toàn thắng là ngày nào và thiếu tướng tư lệnh cũng không nói gì đến ngày trở về nhưng "đi sâu, đi lâu" thì xác định rất rõ.

Đúng là "nuôi quân 3 năm, dụng quân 1 giờ". Chúng tôi đã miệt mài huấn luyện ở miền Bắc trong suốt 2 năm trời và bây giờ đất nước cần chúng tôi ra trận.

Rồi chúng tôi lên xe. Đó là những chiếc xe ZiL - 130 do Liên Xô sản xuất. Để đưa Sư đoàn 341 ra mặt trận, Binh đoàn vận tải quân sự Trường Sơn đã điều đến cả một đoàn quân xa loại xe ZiL - 130 do Liên Xô sản xuất còn mới tinh tươm, cùng với đoàn xe của đại đội vận tải sư đoàn 341.

3ps.jpg
Ảnh tác giả bài viết chụp ngày 15.5.1975 tại Sài Gòn khi còn là chiến sĩ C20 F341. ẢNH: HÀ TÙNG SƠN

Vậy là F341 ngày đó hành quân vào miền Nam với tất cả bằng xe ô tô, mỗi chiếc chở từ 20 đến 30 người lính. Các chỉ huy sư đoàn mỗi người đi trên một chiến com măng ca Bắc Kinh cũng mới tinh tươm.

Thật đúng với câu hát ngày đó "ta đi giữa mùa xuân trên đường ra trận". Ngồi trên xe, lòng mỗi người lính chúng tôi khi đó vừa náo nức vì được ra trận vào đúng sáng mùng 2 tết, vừa ngậm ngùi vì thấy quê hương, thấy miền Bắc đang ngày càng dần xa lại phía sau.

Cuộc hành quân của Sư đoàn 341 chúng tôi đêm đi ngày nghỉ để tránh bị quân địch phục kích và tránh những trận bom từ máy bay địch thả xuống. Chúng tôi đã hành quân vượt qua biên giới để vòng sang cả đất của nước bạn Lào, Campuchia sau đó trở lại miền Nam ở vùng đất Tây nguyên.

Sau 35 ngày hành quân đêm đi ngày nghỉ, chúng tôi đổ bộ xuống mảnh đất miền Đông Nam bộ. Đó là thị trấn Đồng Xoài với những cánh rừng cao su ngút ngàn của tỉnh Bình Phước ngày nay, nơi chúng tôi đặt những bước chân đầu tiên vào chiến trường. Những bộ quần áo bạc trắng bụi đường Trường Sơn.

Ngay sau khi đặt chân đến mặt trận B2, Sư đoàn 341 đã nhận lệnh đánh trận đầu tiên trên trục đường 13 Chơn Thành - Bàu Bàng, giải phóng quận lỵ Chơn Thành.

Sau đó phối hợp Sư đoàn 9 đánh địch ở Dầu Tiếng. Rồi theo đường 20 tiến về chốt giữ Định Quán, vượt sông La Ngà tiến về Đồng Nai đánh trận Xuân Lộc lịch sử.

Với những chiến tích vang dội ấy, F341 đã được chỉ huy Quân đoàn 4 tin tưởng giao nhiệm vụ đánh trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh.

4ps.jpg
Tác giả bài viết phát biểu tại lễ nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, tại Quận ủy Tân Phú, TP.HCM, ngày 7.11.2024. ẢNH: QUẬN ỦY TÂN PHÚ

Đó là trận đánh vào Chi khu quân sự Trảng Bom vào ngày 27.4.1975. Chỉ trong một ngày, sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Trảng Bom, tiếp đến đánh và giải phóng các căn cứ Hố Nai, Biên Hòa và đã tiến vào giải phóng Sài Gòn theo hướng xa lộ Biên Hòa, đi qua cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn để rồi có mặt tại Dinh Độc Lập đúng vào buổi trưa lịch sử ngày 30.4.1975.

Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 341 đã được Đàng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Để có được vinh quang đó, hàng ngàn người lính Sư đoàn 341 đã ngã xuống trong các trận đánh quan trọng để kết thúc cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Họ đã trở thành liệt sĩ. Xương máu họ đã thấm đỏ đất miền Đông Nam bộ để đất nước có ngày đại thắng 30.4, thống nhất và hòa bình như hôm nay.

Tròn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ Tết Ất Mão 1975 với cuộc hành quân lịch sử ra mặt trận của Sư đoàn 341 đúng vào ngày mùng 2 tết. Ký ức sâu đậm về cuộc hành quân ra trận ấy vẫn sống mãi với những cựu chiến binh F341 như một bài ca bất tử về lòng yêu nước và tự hào vô biên của những người lính trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Theo Hà Tùng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.