Anh nông dân kiếm tiền tỉ từ sản vật dưới tán rừng tràm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gắn bó với vùng đất U Minh Hạ, anh Phạm Duy Khanh (41 tuổi, ngụ H.Trần Văn Thời, Cà Mau) kiếm tiền tỉ mỗi năm nhờ giữ hơn 60ha rừng tràm để khai thác mật ong, đặc sản.

Cả thanh xuân gắn bó với rừng tràm

Anh Khanh sinh ra và lớn lên ở H.Cái Nước (Cà Mau), nơi có truyền thống làm nghề nuôi cá đồng. Khoảng năm 2000, khi huyện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, gia đình anh tìm kiếm vùng đất mới để giữ nghề. Qua giới thiệu của người quen, gia đình anh Khanh thuê hơn 60 ha đất rừng tràm ở xã Khánh Bình Tây Bắc, H.Trần Văn Thời để canh tác.

Anh Khanh khai thác mật ong lấy mật trong khu rừng tràm do gia đình canh tác. ẢNH: G.B
Anh Khanh khai thác mật ong lấy mật trong khu rừng tràm do gia đình canh tác. ẢNH: G.B

Theo anh Khanh, thời điểm đó, đất rừng hoang sơ, cả nhà phải kiếm thu nhập bằng cách khai thác sản vật tự nhiên dưới rừng như giăng lưới bắt cá, hái rau dại bán. Khi anh lớn hơn một chút, được cha giao cho quyền quản lý diện tích này, toàn quyền khai thác để sinh lợi nhuận.

Nhận thấy tiềm năng rất lớn từ ong mật tự nhiên, anh Khanh dành gần 3 năm theo những bậc tiền bối ở địa phương để học nghề khai thác mật ong rừng (còn gọi là nghề ăn ong).

Anh Khanh giới thiệu với du khách về một tổ ong mật vừa lấy xuống ở khu vườn tràm của gia đình. ẢNH: G.B
Anh Khanh giới thiệu với du khách về một tổ ong mật vừa lấy xuống ở khu vườn tràm của gia đình. ẢNH: G.B

Sau khi nắm hết kỹ thuật gác kèo ong, anh Khanh bắt đầu tự dựng kèo dụ ong về làm tổ trên phần đất gia đình. Thời gian đầu, lượng ong về rất thấp, nhưng anh không nản lòng mà kiên trì xây dựng. Những năm sau đó, mật ong trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

Anh Khanh cho biết, từ tập tính của loài ong, người thợ phải xây "nhà cho ong" với hệ thống kèo gồm 2 cây đứng và 1 cây gác ngang, tạo độ nghiêng để ong làm tổ. Mỗi người thợ có cách làm khác nhau, nhưng cơ bản tổ ong phải là nơi có ánh sáng tốt, khu vực cây tràm có nhiều bông để ong dễ đến trú ngụ. Mỗi năm, có 2 thời điểm ong làm mật nhiều nhất là từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch và tháng 7 âm lịch. Đây cũng là thời điểm ong cho chất lượng mật tốt nhất.

Với nguyên tắc khai thác sản vật nhưng vẫn giữ rừng, anh Khanh chưa từng khai thác cây rừng. Trong hơn 60ha rừng hiện có, anh sở hữu hơn 10ha rừng tràm nguyên sinh, có những cây hơn 100 tuổi. Để đàn ong về làm tổ nhiều, anh luôn có lịch định kỳ dọn, sửa kèo.

Bén duyên với du lịch sinh thái cộng đồng

Cách đây 10 năm, được tỉnh khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng anh Khanh quyết định bỏ ra hàng tỉ đồng tích góp nhiều năm để cải tạo làm nơi tham quan cho khách. Trong đó, anh là người đầu tiên xây dựng thành công hoạt động trải nghiệm vào rừng ăn ong lấy mật.

Ngoài ong mật, anh Khanh còn khai thác mật ong ruồi tại phần đất của gia đình. ẢNH: G.B
Ngoài ong mật, anh Khanh còn khai thác mật ong ruồi tại phần đất của gia đình. ẢNH: G.B

Trong những năm đầu tiên, cơ sở của anh Khanh nhận được sự "săn đón" rất lớn từ các cơ cơ sở lữ hành, với trải nghiệm ăn ong lấy mật độc đáo. Trung bình mỗi tháng, anh đón hơn 500 lượt khách đến trải nghiệm.

Ngoài ăn ong lấy mật, du khách đến khu rừng của anh Khanh còn được giăng lưới bắt cá đồng, bắt lươn, thưởng thức các món ăn chế biến từ những sản vật có sẵn của khu. Du khách được hòa mình vào không khí trong lành của những tán rừng tràm bạt ngàn, bên dưới là hệ sinh thái ngập nước đa dạng với nhiều loài cá đồng. Những năm gần đây, mỗi năm, anh Khanh đón khoảng 6.000 lượt khách, lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng.

Du khách trải nghiệm đứng trên lớp than bùn, còn xung quanh là rừng tràm nguyên sinh. ẢNH: G.B
Du khách trải nghiệm đứng trên lớp than bùn, còn xung quanh là rừng tràm nguyên sinh. ẢNH: G.B

Nói về định hướng trong tương lai, anh Khanh cho biết, anh muốn liên kết với nhiều hộ dân có đất rừng trong khu vực để tạo ra vùng rừng tràm rộng lớn. "Ngoài giữ gìn nghề ăn ong truyền thống, tôi hy vọng nhiều nông dân sẽ sống được trên mảnh đất quê hương, từ rừng tràm", anh Khanh bộc bạch.

Theo Sở VH-TT-DL Cà Mau, tỉnh định hướng phát triển du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển nghiên cứu. Cà Mau hiện có 27 khu, điểm du lịch, trong đó có 2 khu du lịch cấp tỉnh. Các mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng đang được người dân quan tâm đầu tư, góp phần bảo vệ phát triển rừng, tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Theo Gia Bách (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.

Tết giữa đại dương

Tết giữa đại dương

Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.

Nghề “cõng” hoa Tết

Nghề “cõng” hoa Tết

Cuối tháng Chạp, thương lái đổ về “thủ phủ” hoa cúc ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) lấy hàng phục vụ thị trường, đây cũng là lúc hàng chục lao động làm nghề “cõng” hoa vào thời điểm mưu sinh với hy vọng có được cái Tết đủ đầy.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.