(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Hoành Sơn luôn được người dân địa phương coi là dãy núi hào phóng bởi quanh năm ban tặng cho họ nhiều sản vật, tạo cho họ sinh kế và chở che biết bao thế hệ.
(GLO)- Xã hội cổ truyền của người Tây Nguyên không có khái niệm chợ, họ chỉ có phương thức chủ yếu là trao đổi hàng hóa. Nhưng bây giờ đến Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), du khách rất dễ bắt gặp những ngôi “chợ trời”-chợ nhóm họp ngoài trời của người bản địa.
Người dân thôn Chánh Trạch đã quyên góp nhiều tấn hàng là sản vật quê mình gửi tặng TP.HCM, trong đó có hàng chục trái bí đao khổng lồ khắc thêm những lời động viên, chia sẻ.
Có những món ăn chỉ nghe tên cũng có thể hình dung ra hương vị nhưng cũng có món dù nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần, người ta cũng chẳng tưởng tượng nổi hình thù, nguồn gốc của chúng ra sao. Don - đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi là một trong những món ăn như vậy.
Khi cuộc sống ngày càng đủ đầy thì vào dịp tết nhiều người càng có điều kiện ăn ngon, mặc đẹp, đặc biệt là ăn sạch. Vào dịp cuối năm, nhiều người đã ngược lên miền rẻo cao của Nghệ An để “săn“ các sản vật đưa về ăn tết, chơi tết. Những năm gần đây, xu hướng này dường như đã thành “thông lệ“ đối với nhiều người dưới xuôi. Và nhờ đó sinh lợi đôi đường. Người cần thì có hàng độc, lạ ăn chơi tết, còn đồng bào miền rẻo cao lại có đồng ra đồng vào lo tết cho mình…
Mùa này, đi trên quốc lộ 62 đoạn từ Mộc Hóa, Kiến Tường ra biên giới Campuchia, hai bên đường người dân bày bán rất nhiều sản vật đặc trưng của mùa nước lũ Đồng Tháp Mười, như bông súng, bông sen, bông điên điển, ốc lác, cua đồng, khô cá lóc...