Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Sự tích của “làng rắn”

Trước khi tìm hiểu các món ẩm thực về rắn tại Lệ Mật (phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội), chúng tôi vào đình Lệ Mật để biết thêm về văn hóa vùng đất này. Ông Trần Minh Trí, Phó ban quản lý Cụm di tích đình chùa Lệ Mật cho biết, từ nhiều thế kỷ trước, vùng đất này có tên là Trù Mật.

Tương truyền, vào thời nhà Lý thuộc thế kỷ XI, có công chúa con vua đi thuyền ngắm cảnh trên sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) đã bị thủy quái có hình con rắn bắt giữ. Tùy tùng đi theo chịu bó tay, may có chàng trai họ Hoàng người làng Trù Mật đã chém chết rắn, vớt được xác công chúa.

Được nhà vua hậu thưởng, nhưng chàng trai họ Hoàng đã từ chối mọi công danh, chỉ xin về lập ấp ở phía tây thành Thăng Long, biến những nơi hoang vu thành 13 trại trù phú (thường gọi là thập tam trại).

Sau đó, chàng trai họ Hoàng quay về làng Trù Mật sinh sống, được dân làng suy tôn là Thành hoàng làng. Noi gương Thành hoàng, sau này người dân Trù Mật ngoài việc làm nông còn phát triển thêm nghề bắt và nuôi rắn nên đời sống khá sung túc. Đến thế kỷ XVII, vì kỵ húy tên gọi của chúa Trịnh Chù, làng Trù Mật được đổi tên thành Lệ Mật như hiện nay.

“Tại đình hiện còn giữ được những đạo sắc phong của các triều vua từ thế kỷ XVIII đến XX để tôn vinh công đức của Thành hoàng làng Lệ Mật đã có công khai phá đất hoang để làm trại ấp. Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật được tổ chức trong vài ngày, với chính hội là ngày 23/3 âm lịch. Trong lễ hội có điệu múa rắn độc đáo ở sân đình để nhớ về tích Thành hoàng làng đã chém rắn xa xưa”, ông Trí cho biết.

le-matdd.jpg
Ông Trần Minh Trí giới thiệu về lịch sử, văn hóa làng Lệ Mật.

Trải qua nhiều đời, đến nay người dân Lệ Mật vẫn tiếp tục nghề truyền thống của cha ông. Ban đầu, họ chỉ bắt và nuôi rắn để làm các loại thuốc. Rượu rắn sử dụng cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên. Mỡ rắn dùng để điều trị các trường hợp bỏng lửa, chốc đầu, nứt nẻ da chân. Mật rắn có tác dụng hạ sốt, tiêu đờm, giảm ho, trị hen suyễn cho trẻ em. Nọc rắn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn.

Da rắn làm đồ thủ công mỹ nghệ… Dần dà, các món ăn được chế biến từ rắn bắt đầu phát triển. Ban đầu, thịt rắn được chế biến từ những món đơn giản như rắn ướp muối tiêu để nướng, rắn xào hành răm, rắn băm nhỏ xào giòn… Sau đó, các món ăn được cải tiến dần thành 7 món, 9 món rồi hơn chục món như hiện nay.

2ran.jpg
Ông Nguyễn Văn Dực (phải) trao đổi với phóng viên. Ảnh: P.V

Khi phát triển ẩm thực về rắn từ vài món đến hơn chục món, làng Lệ Mật càng được nhiều du khách gần xa biết đến. Đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước có thể coi là thời đỉnh cao của ẩm thực về rắn tại làng Lệ Mật. Khi đó, mỗi khi khách đến đầu làng đã có nhiều thanh niên đứng chờ sẵn để mời chào và dẫn khách về nhà hàng của mình.

Tuy náo nhiệt thế, nhưng không có chuyện người của nhà hàng này cãi nhau với người của nhà hàng khác để giành khách. Bởi ngày ấy, lượng khách đến Lệ Mật rất đông, có nhà hàng không đủ chỗ để tiếp khách.

“Từ chỗ nhà hàng phát triển, nhiều hộ gia đình ở đây đã nuôi rắn để cung cấp cho các nhà hàng. Mô hình kinh tế này khiến con rắn tại làng Lệ Mật trở thành món đặc sản của người dân Hà Nội và những thực khách gần xa”, ông Trí nói.

“Đến với Lệ Mật, du khách có thể hiểu thêm về văn hóa lâu đời của vùng đất này, chứ không chỉ thưởng thức những món ăn về rắn”.

Ông Trương Khắc Lập, chủ nhà hàng Rắn Ráo

Ẩm thực được chế biến từ rắn

Chúng tôi đến nhà hàng của ông Nguyễn Văn Dực, một trong những địa chỉ nổi tiếng về rắn của làng Lệ Mật lâu nay. Khoảng ba chục năm trước, khi Lệ Mật bắt đầu có những món ăn về rắn, ông Dực là một trong những người mở quán đầu tiên. Ông Dực hiện bị nặng tai, nhưng qua trò chuyện với ông cũng như đã từng thưởng thức món rắn ở quán của ông trước đó vài lần nên chúng tôi có những hiểu biết nhất định về món ăn này. Ẩm thực rắn tại Lệ Mật, khi khách nhập bàn cũng là lúc các món rượu tiết rắn và mật rắn được bày lên trước, sau đó các món ăn được chế biến rồi mang lên theo thứ tự.

Các món ăn về rắn tại đây khá phong phú, tập trung chủ yếu vào các món như rắn xào lăn, rắn nướng lá lốt, sườn rắn băm ăn với bánh đa, da rắn chiên giòn, nem rắn, lòng rắn xào, xôi mỡ rắn, rắn tần thuốc bắc, cháo rắn, lẩu rắn… Mỗi món ăn được chế theo gia vị riêng như tỏi, gừng, sả, rau răm…, khi bưng lên đều thoảng hương vị thịt rắn, tạo cảm giác hấp dẫn.

Thưởng thức rắn thường uống rượu, không nên uống bia. Ngoài những món chính, những món cuối cùng là xôi mỡ rắn và cháo rắn đều được làm với đậu xanh. Khi khách đã lửng dạ, vẫn có thể ăn thêm những món này cho “ấm” bụng.

3r.jpg
Các món ăn chế biến từ rắn

Tại nhà hàng Rắn Ráo, chúng tôi được chủ nhà hàng Trương Khắc Lập cho biết, thực khách đến Lệ Mật có thể ăn rắn hổ mang chúa, hổ ngựa…, nhưng rắn ráo là loài nhiều thịt, dễ chế biến, giá lại bình dân nên được nhiều thực khách lựa chọn.

Do vậy ông Lập đã lấy tên nhà hàng là Rắn Ráo, chỉ bán các món ăn được chế biến từ loài rắn này. Rắn ráo cũng làm được tất cả các món về rắn, nhưng tập trung chủ yếu là các món rắn xào lăn, xương rắn chiên giòn, lòng xào miến, nem rắn, chả rắn cuốn lá lốt…

“Tại đây, khách du lịch nước ngoài khi đến tham quan Lệ Mật cũng vào nhà hàng. Họ chủ yếu thưởng thức món nem rắn và chả rắn nướng lá lốt. Ngoài ra, tại nhà hàng, chúng tôi còn bày bán thêm một số mặt hàng như rượu rắn, các sản phẩm chế biến từ da rắn như thắt lưng, ví, giày… được khách nước ngoài mua để làm quà lưu niệm”, ông Lập cho biết.

4r.jpg
Lễ hội múa rắn tại làng Lệ Mật.

Cách tiếp cận, đón khách du lịch như ông Lập vừa nói cũng là điều mà các hộ kinh doanh tại Lệ Mật đang hướng tới. Trước đó, sau khi rời đình Lệ Mật, chúng tôi đã tới Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống Lệ Mật để xem những sản phẩm từ con rắn của làng nghề này như rượu rắn, các mặt hàng làm từ da rắn như ví, thắt lưng, túi xách...

Được biết, tháng 4/2024, Lệ Mật đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch cấp thành phố, nơi sẽ kết hợp những cảnh quan quý báu của cụm di tích đình làng Lệ Mật với các món ẩm thực tại đây, để Lệ Mật tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Năm 1988, Bộ Văn hóa đã công nhận đình Lệ Mật (địa điểm lưu niệm ông Hoàng Lệ Mật, người có công khai phá đất hoang làm trại ấp thời Lý) là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Theo KIẾN NGHĨA - VIẾT HÀ (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.