Khổ vì thuốc bảo vệ thực vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi sử dụng thuốc Admitox 100WP, do Công ty TNHH An Nông đóng gói và phân phối để diệt trừ rầy và bọ trĩ, 8 hộ dân tại thôn 3, xã Đak Pơ, huyện Đak Pơ phát hoảng khi thấy toàn bộ diện tích rau màu của mình bị vàng lá và hư ngọn. Hơn 8.200 m2 khổ qua, dưa leo và đậu cô ve của các hộ này đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

Anh Ngô Văn Thanh đắng lòng nhìn 2.000 m2 đậu cô ve đang chuẩn bị ra hoa bỗng chốc bị queo quắt, héo rũ và sượng đi sau khi phun thuốc để diệt bọ trĩ. Thế là bao nhiêu vốn liếng, công sức của gia đình anh hơn 1 tháng qua xem như đổ sông, đổ biển. “Trước khi phun thuốc các luống đậu rất xanh tốt. Sau khi tôi phun thuốc thì cây đậu không phát triển nổi, vàng hết các lá đọt, còn lá gốc thì bị sụn xuống, coi như bị mất trắng”- anh Thanh nói.

 

 

Anh Nguyễn Văn Minh-hàng xóm của anh Thanh cũng đang chuẩn bị nhổ bỏ toàn bộ diện tích hơn 1.000 m2 dưa leo của mình. Theo tính toán của anh, nếu số diện tích dưa leo này phát triển bình thường, gia đình anh có thể thu được khoảng 5 tấn dưa leo, tương đương 25 triệu đồng. Nhưng giờ thì không những không thu được đồng nào mà 5 triệu đồng gia đình anh bỏ ra để đầu tư cũng không còn. Cả đám dưa leo của gia đình anh đều bị vàng và cháy ngọn.

Anh Trịnh Thái Lâm cũng có 300 m2 đậu cô ve cùng chung số phận. Anh tỏ ra lo lắng: “Nghe người của đại lý bảo bơm cây rau tốt lắm thì mình lấy về mình bơm. Giờ trưởng thôn bơm thí nghiệm vô cỏ, cỏ cũng chết. Phải làm sao để ngăn chặn, chớ để người khác mua phun nữa là lại thiệt hại nữa”.

Trường hợp của gia đình anh Trịnh Hồng Lĩnh có khả quan hơn một chút, vì khổ qua là loại cây trồng phát triển sinh trưởng bền hơn dưa leo và đậu cô ve. Sau khi phun thuốc, thấy hiện tượng vàng lá và thối ngọn, anh đã nhanh chóng sử dụng các loại phân bón lá và tăng cường chăm sóc để mong cứu vãn được chừng nào, hay chừng đó.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hoàng Long-Trạm trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Đak Pơ cho biết: Sau khi nhận ý kiến phản ánh từ phía bà con nông dân, Trạm đã cử cán bộ xuống địa bàn để kiểm tra và hướng dẫn bà con cách khắc phục. Cán bộ của Trạm đã hướng dẫn các hộ bơm thử nghiệm loại thuốc này trên cỏ và lúa. Kết quả thử nghiệm cho thấy, toàn bộ khu vực cỏ bị bơm thuốc cũng bị cháy lá, héo rũ dần và chết.

Vì vậy, nhiều khả năng là do loại thuốc Admintox 100 WP mà các hộ dân dùng có chứa hàm lượng của thuốc diệt cỏ. “Sau khi kiểm tra, chúng tôi hướng dẫn người dân, đối với các diện tích rau bị thiệt hại nhẹ thì cần sử dụng các loại phân bón lá và các loại thuốc kích thích sinh trưởng để giúp cây trồng nhanh phục hồi. Đối với các diện tích cây bị thiệt hại 100% thì giữ nguyên hiện trạng, chờ Công ty An Nông đến kiểm tra, tìm hướng giải quyết”- ông Long nói.

Theo thông tin ghi trên bao bì thì thuốc Admitox 100 WP, do Công ty TNHH An Nông, tỉnh Long An nhập khẩu, đóng gói và phân phối. Thành phần có chứa Imidacloprid, Imidacloprid là thuốc trừ sâu dùng để diệt trừ rầy nâu, rầy xanh, bọ trĩ hại lúa; rầy bông hại xoài; rệp hại bông vải; bọ trĩ hại dưa chuột, dưa hấu, nho; sâu vẽ bùa, rệp sáp hại cây có múi; rầy chổng cánh hại sầu riêng, cam; rệp sáp hại cà phê, Vì vậy, theo thói quen, bà con nông dân thường chọn mua những sản phẩm có chứa thành phần hoạt chất này để phun cho rau màu, để diệt rầy và bọ trĩ… Hiện tại, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Đak Pơ yêu cầu đại diện của Công ty đến kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu thuốc, để có hướng xử lý.

Nguyễn Hiền
 

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.