Khó khăn khi cưỡng chế, thu hồi đất làm dự án lớn ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 18.2, UBND TP.Kon Tum cho biết, đơn vị đang tiến hành đo đạc, thu hồi đất để giao mặt bằng cho nhiều dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, còn một số người dân ở các xã chưa thống nhất với phương án bồi thường, di dân tái định cư.  
Kon Tum là thành phố nhỏ ở phía bắc Tây Nguyên với dân số gần 200.000 người, tổng thu ngân sách năm 2021 xấp xỉ 2.000 tỉ đồng. Thành phố có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã, phường vùng ven. Để phát triển kinh tế xã hội địa phương, UBND TP.Kon Tum kêu gọi xúc tiến đầu tư nhiều dự án du lịch sinh thái, cơ sở hạ tầng.  
Tại phường Duy Tân, chính quyền đang triển khai dự án đường Trường Chinh (hợp phần 1), Dự án Trụ sở làm việc các cơ quan TP.Kon Tum. Đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư kết hợp với mở rộng, phát triển khu dân cư phía Bắc phường Duy Tân.  
Tập đoàn FLC đang triển khai đầu tư, thi công Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí và nhà phố tại phường Trường Chinh và tiến hành xúc tiến đầu tư Dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp thể thao tại xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum. Dự án Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tại phường Thống Nhất; Dự án mở rộng khu 330ha (Khu đô thị Đăk Bla; Khu đô thị và vui chơi giải trí ven sông Đak Bla)...     
Hiện nay, một số hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số không phối hợp trong quá trình kiểm kê hoa màu, đất đai. Đối với các hộ thu hồi đất ở và nhà ở (làng Plei Groi và Thôn 5, xã Chư Hreng) chưa thống nhất vị trí bố trí tái định cư thuộc dự án đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi QL24, đề nghị tái định cư tại chỗ.  
Trước đó, có 39 hộ dân có đất tại xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum không phối hợp việc kiểm kê tài sản, hoa màu, đất đai của chính quyền thành phố. UBND TP.Kon Tum đã ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc.  
Theo ông Nguyễn Thanh Mân – Chủ tịch UBND TP.Kon Tum, với các hộ chưa  thống nhất phương án, tiếp tục tuyên truyền vận động, kiểm tra hoàn thiện hồ sơ phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Đối với các hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đẩy nhanh tiến độ xác minh bổ sung nguồn gốc đất, xác định nghĩa vụ tài chính của các hộ bị ảnh hưởng để hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ để giao quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư. Tránh để việc cưỡng chế thu hồi đất đai làm ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương. 
THANH TUẤN (LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/kho-khan-khi-cuong-che-thu-hoi-dat-lam-du-an-lon-o-kon-tum-1015465.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.