Khi ODA không còn là "chùm khế ngọt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều tháng qua, Chính phủ liên tục chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, coi đây là một trong những giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cập nhật từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, tính đến cuối tháng 10-2020 mới đạt 30,15% kế hoạch. Và không chỉ giải ngân thấp, có chuyện "lạ" là gần 10 địa phương và bộ - ngành đã xin... trả lại vốn ODA, tổng mức khoảng 3.700 tỉ đồng, chiếm 32% dự toán được giao.

Nguyên nhân, theo các đơn vị xin trả lại vốn, là vì không có khả năng giải ngân, thủ tục rườm rà, không có nhu cầu hoặc do dịch Covid-19 (chuyên gia, thiết bị, nhà thầu đều từ nước ngoài, không sang Việt Nam được)...

ODA là vốn hỗ trợ phát triển chính thức, được cấp bởi chính phủ các nước hoặc các định chế tài chính, tổ chức quốc tế... ODA có nhiều loại, trong đó viện trợ không hoàn lại thường chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 25%), còn lại phải trả nợ gốc và lãi suất ưu đãi hoặc các điều kiện ràng buộc khác (như: bên vay phải ưu tiên cho doanh nghiệp của bên cho vay, sử dụng nhân công và công nghệ của nước đó, hoặc giảm thuế...). Nói chung, hầu như chẳng có đồng tiền nào cho không cả. Vậy nên, tiền vay đã có mà không "xài" thì kiểu gì cũng lãng phí. Lãng phí tiền của theo thời gian đã rõ, uy tín quốc gia cũng bị sút giảm vì vay ODA mà không dùng.

Do đó, nguyên nhân khách quan (dịch bệnh) chỉ là một phần, nguyên nhân chủ quan mới là cái chính, cụ thể là từ bộ - ngành tham mưu lẫn những bộ - ngành, địa phương đề xuất Chính phủ cấp phát vốn. Thực tế như đã diễn ra cho thấy quy hoạch sử dụng vốn ODA có vấn đề; việc thay đổi, điều chỉnh thủ tục giải ngân vốn ODA rườm rà, dẫn tới bế tắc cũng chính là do trình độ, tầm nhìn của con người mà ra, chứ đổ thừa cho ai nữa?!

Trong khi đó, không ít địa phương cực kỳ "khát" vốn ODA để phục vụ phát triển thì không được giải ngân kịp và đủ. Ví dụ như TP HCM, số liệu từ Bộ Tài chính cho biết theo kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020, tổng vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương cho TP là trên 20.000 tỉ đồng (địa phương có nhiều dự án ODA nhất cả nước) nhưng tỉ lệ giải ngân vẫn thấp và chậm. Có thời điểm TP phải tạm ứng ngân sách để trả tiền cho nhà thầu thi công tuyến metro số 1. Cho nên, không thể để kéo dài tình trạng nơi được cấp vốn ưu đãi thì không cần, đến mức phải trả lại; nơi rất cần vốn thì chậm cấp!

Có ý kiến cho rằng vốn đầu tư công, trong đó có ODA, giờ đây được soi và siết rất kỹ nên các bộ - ngành, địa phương không còn dám "xài" cẩu thả như trước đây; và thấy không còn là "chùm khế ngọt" thì trả (!?). Trong hoàn cảnh nào thì đồng tiền nhà nước phải được quản chặt, không vì bất cứ lý do gì mà nới lỏng quy định. Bài học đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn còn đó, nóng hôi hổi: tổng đầu tư 34.500 tỉ đồng vay ODA của JICA và WB cùng vốn đối ứng trong nước, vận hành không lâu đã xuống cấp toàn diện; thanh tra - điều tra thì lòi ra cả 7 gói thầu đều không đạt chất lượng và sai quy định, hàng chục cá nhân đã bị khởi tố hình sự...

Theo A.Q (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.