Khi nghệ nhân ưu tú bị... lãng quên?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 4 năm được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú kèm theo mức khen thưởng một lần, đến nay, chế độ chính sách, sự đãi ngộ dành cho những người đã sống cùng di sản và đóng góp to lớn cho văn hóa dân gian, dân tộc vẫn là vấn đề còn nhiều trăn trở.
Cùng với quyết định phong tặng danh hiệu cho các Nghệ nhân Ưu tú là sự ra đời của Nghị định 109/2015/NĐ-CP ngày 28-10-2015 về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2016. Tính đến nay đã tròn 3 năm kể từ ngày nghị định này đi vào cuộc sống, vậy nhưng việc hỗ trợ tiền trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế, chi phí mai táng cho các nghệ nhân có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh ta vẫn là câu chuyện còn bỏ ngỏ.
 Nghệ nhân hát kể sử thi Nhưr (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) sống trong nghèo khổ, bệnh tật nhưng không nhận được sự đãi ngộ nào sau 4 năm được phong tặng danh hiệu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nghệ nhân hát kể sử thi Nhưr (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) sống trong nghèo khổ, bệnh tật nhưng không nhận được sự đãi ngộ nào sau 4 năm được phong tặng danh hiệu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Trong số 15 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu đợt 1-2015, hiện mới chỉ có 3 nghệ nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng là 700 ngàn đồng/người, đó là nghệ nhân Rơ Mah Kim (huyện Đức Cơ), các nghệ nhân Rơ Châm HMut và Rơ Châm Uek (huyện Chư Pah). Đây cũng là mức hỗ trợ thấp nhất theo quy định. Vậy còn các nghệ nhân khác? Tại xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) có 3 nghệ nhân kể sử thi được trao danh hiệu cao quý này trong đợt 1 là Đinh Tim, Đinh Yie và Nhưr. Ngoài nghệ nhân Đinh Yie từng là cán bộ xã có lương hưu thì 2 nghệ nhân còn lại đã già yếu, hoàn cảnh rất khó khăn, lại bệnh tật. Còn nhớ cách đây 3 năm, lúc lên TP. Pleiku nhận danh hiệu, các nghệ nhân bước đi đã không vững. Phần lớn các nghệ nhân còn lại đều có hoàn cảnh tương tự. 
Sự chậm trễ, thiếu sót trong việc chi trả chế độ cho nghệ nhân theo quy định có nguyên nhân từ đâu? Ông Nguyễn Quốc Việt-Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: “Ngay sau Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, từ năm 2016 đến nay, Sở đã ban hành 2 văn bản, một là hướng dẫn các địa phương căn cứ theo Nghị định, rà soát lại hoàn cảnh cụ thể của các nghệ nhân để có mức hỗ trợ phù hợp. Văn bản thứ 2 yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình thực hiện”. Tuy nhiên, theo ông Việt, các địa phương chỉ căn cứ vào danh sách hộ nghèo của địa phương, nghệ nhân nào trong danh sách thì được nhận mức hỗ trợ đối với người “có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn” mà không hề căn cứ vào quy định liên quan và tình hình thực tế. Ông Việt thừa nhận, việc một số nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn nhưng không nằm trong danh sách được nhận trợ cấp là có phần thiếu sót của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội khi không đi xác minh thực tế mà dựa hoàn toàn vào báo cáo từ cơ sở.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho rằng: “Sự chậm trễ kể trên, theo tôi có thể bao gồm cả lý do Nghị định 109/2015/NĐ-CP chia các nghệ nhân đã được phong tặng thành nhiều đối tượng khác nhau, từ đó áp dụng các mức trợ cấp chưa thực sự công bằng, ít mang tính động viên. Cụ thể, Nghị định có 3 mức trợ cấp hàng tháng: 1 triệu đồng, 850 ngàn đồng và 700 ngàn đồng tùy theo hoàn cảnh sống của mỗi người. Nói một cách nôm na, nghệ nhân càng có mức sống thấp, càng cô đơn và càng bệnh tật nặng thì càng có cơ hội được hưởng mức tiền cao hơn. Liệu có đúng không khi đều là Nghệ nhân Ưu tú nhưng số tiền trợ cấp lại không giống nhau hoặc có người được nhận có người lại không? Tôi cho rằng đây không phải việc từ thiện, nhân đạo nên không thể căn cứ vào gia cảnh, bệnh tật để xét trợ cấp nhiều hay ít hoặc không trợ cấp. Các Nghệ nhân Ưu tú chính là những con người có tài năng đặc biệt, họ tự đào tạo mình, có nhiều cống hiến cho cộng đồng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Không có lý gì họ bị “phân biệt đối xử” về khoản trợ cấp hàng tháng cả”.
Trong khi đó, do tuổi cao, sức yếu nên nhiều nghệ nhân đã không còn đủ sức để... chờ trợ cấp. Đến nay có 2 nghệ nhân đã qua đời là bà HBen (huyện Kông Chro) và ông Mlí (huyện Đak Đoa). Không chỉ các Nghệ nhân Ưu tú mà đội ngũ nghệ nhân gắn liền với di sản văn hóa dân tộc, những truyền nhân cuối cùng của văn hóa dân gian đã và đang lặng lẽ rời bỏ thế giới này mà chưa nhận được bất kỳ sự đãi ngộ nào. Đội ngũ từng được UNESCO vinh danh bằng một danh hiệu cao quý-”Báu vật nhân văn sống”, những con người có công thực hành, lưu giữ và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho các thế hệ sau, là một phần không thể tách rời của di sản-còn chưa được quan tâm xứng đáng, nói gì đến những người tài hoa, vô danh khác đang sống lặng lẽ khắp các buôn làng.
Tết đang cận kề. Đã có ai nghĩ đến việc thăm hỏi, trao tặng chút quà mang tính chất động viên các nghệ nhân, khi mà tỉnh ta vừa mới tổ chức thành công một lễ hội vinh danh di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”? 
 Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

Tin buồn

Tin buồn

(GLO)- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Gia Lai công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lưu thông hàng hóa

Gia Lai công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lưu thông hàng hóa

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 840/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới, 2 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; 2 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước.