Khánh Hòa: Tăng cường giám sát sau ca tử vong đầu tiên do cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Viện Pasteur Nha Trang, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường, thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang cho người.
Cán bộ thú y tiêm phòng cho gia cầm. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)

Cán bộ thú y tiêm phòng cho gia cầm. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)

Lần đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa có 1 ca tử vong do cúm A/H5. Đây là ca bệnh cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ sau ca bệnh tại Phú Thọ (tháng 10/2022) và là ca 129 của cả nước kể từ thời điểm xuất hiện ca bệnh cúm A/H5 từ năm 2003 đến nay.

Do đó, ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa tăng cường giám sát, khuyến cáo các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm.

Ông Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết ngay khi phát hiện ca mắc cúm A/H5, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa, Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y điều tra tìm nguồn lây. Các kết quả mẫu trả về đều không phát hiện virus cúm A subtybe H5.

Hiện tại, công tác phòng, chống virus cúm A/H5 trên người vẫn đang được triển khai. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với ca bệnh trong vòng 14 ngày (kể từ ngày tiếp xúc lần cuối).

Ngày 25/3 bước sang ngày thứ 5 của kỳ giám sát, sức khỏe của những người này đều ổn định.

Cùng với đó, Trung tâm tiếp tục giám sát, phát hiện sớm trường hợp, chùm ca bệnh cúm, viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và tại cơ sở y tế để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Nha Trang xác định nguyên nhân, triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống.

Theo Viện Pasteur Nha Trang, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường, thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang cho người.

Viện Pasteur Nha Trang khuyến cáo và gửi thông báo đến Trung tâm Kiểm soát 11 tỉnh/thành phố khu vực miền Trung tăng cường công tác giám sát các ca bệnh viêm phổi nặng do virus; cảnh báo, khuyến cáo trên diện rộng về cúm gia cầm trên người; sẵn sàng vật tư y tế và các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời trong trường hợp có dịch xảy ra.

Ngành Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cũng thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.

Ông Lê Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết trên địa bàn tỉnh thực hiện đợt cao điểm Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi bắt đầu từ đầu tháng Ba. Chi cục triển khai công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đợt 1 năm 2024 với gần 400.000 liều vaccine đã cấp cho các địa phương để thực hiện tiêm phòng từ ngày 15/3.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản số 1448/SNN-CNTY về việc tăng cường triển khai các biện pháp, phòng chống bệnh cúm gia cầm đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện, các cơ quan liên quan yêu cầu chủ động giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm gia cầm, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, xác định nguyên nhân ổ dịch trên gia cầm và xử lý khoanh vùng, hạn chế lây lan...

Ca tử vong do cúm A/H5 là nam bệnh nhân B.T.Đ. (21 tuổi, thường trú thị xã Ninh Hòa, sinh viên Trường Đại học Nha Trang và ở nội trú tại ký túc xá của trường). Từ ngày 11-17/3, bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt, ho nhẹ và trở nặng dần.

Ngày 20/3, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang cho thấy bệnh nhân viêm phổi nặng do cúm gia cầm A/H5 và được chuyển vào điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 22/3, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang xác định loại kháng nguyên trong cơ thể bệnh nhận là N1 (virus cúm A/H5N1). Bệnh nhân tử vong ngày 23/3 do diễn tiến bệnh quá nặng.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.