Khám phá mới về văn minh Maya có thể viết lại lịch sử loài người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phát hiện mới về văn minh Maya có thể khiến châu Âu không thể tiếp tục “tự mãn” về mức độ phát triển so với châu Mỹ vào thời cổ đại.

Với việc sử dụng công nghệ quét laser trên diện rộng, khoảng 60.000 công trình kiến trúc trên diện tích 2.100 km2 vừa được phát hiện tại rừng già của Guatemala.

 

Một địa điểm khảo cổ học liên quan đến nền văn minh Maya.
Một địa điểm khảo cổ học liên quan đến nền văn minh Maya.

Theo giới khảo cổ, những công trình kiến trúc mới được tìm thấy thuộc nền văn minh Maya và có thể khiến chúng ta phải viết lại lịch sử loài người.

Trong cánh rừng già ở phía bắc Peten, Guatemala, du khách có thể chiêm ngưỡng những pháo đài, những đền thờ hùng vĩ minh chứng cho một thời hoàng kim của nền văn minh Maya. Thế nhưng, những gì mà mắt thường của chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống kiến trúc đang bị rừng già che phủ.

Với công nghệ quét laser trên diện rộng, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 60.000 công trình kiến trúc nằm trên diện tích 2.100 km2. Đó là những ngôi nhà, cung điện, hệ thống đường lớn, hệ thống phòng thủ, hệ thống tưới tiêu. Theo giới khảo cổ học, phát hiện này là một trong những tiến bộ lớn nhất trong hơn 150 năm khảo cổ học về nền văn minh Maya và có thể khiến chúng ta phải viết lại lịch sử loài người.

Nhà khảo cổ Tom Garrison cho biết, rừng rậm gây khó khăn đối với hoạt động khám phá, song là một công cụ bảo vệ tuyệt vời: “Chúng ta biết rằng người Maya biết làm nông nghiệp, biết cách lấy nước để tưới tiêu. Nhưng chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được quy mô mà họ đã làm. Chúng ta đã tìm thấy những sân thượng hứng nước mưa và hệ thống thủy lợi. Nhưng bây giờ, chúng ta biết rằng, hệ thống này có ở khắp nơi. Bây giờ, chúng ta nhận ra rằng, những hiểu biết của chúng ta về người Maya còn rất hạn chế.”

Những phát hiện mới hứa hẹn sẽ thay đổi nhiều giả thuyết về nền văn minh Maya. Trước đây, giới học giả cho rằng, nền văn minh Maya tồn tại cách đây khoảng 1.500 năm, có diện tích gấp đôi Trung Quốc thời Trung cổ với dân số ước tính khoảng năm triệu người. Thế nhưng, hệ thống kiến trúc mới được phát hiện cho thấy, dân số Maya lớn hơn con số đưa ra trước đó nhiều lần.

Với dân số đông đúc này, người Maya đã xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc “đáng kinh ngạc” và có thể đã tham gia những cuộc chiến quy mô lớn. Tia laser cũng phát hiện một hệ thống đường lớn nối các hệ thống phòng thủ, tạo thành một mạng lưới phức tạp, giúp hoạt động đi lại luôn được bảo đảm ngay cả trong mùa mưa ngập lụt. Hoạt động giao thương trao đổi đã rất phát triển dưới thời nền văn minh Maya.

Những hình ảnh cũng cho thấy người Maya đã thay đổi cảnh quan trên phạm vi rộng hơn nhiều so với những gì mà trước đây giới khảo cổ ước lượng. Ở một số vùng, 95% diện tích đất canh tác đã được sử dụng. Nền sản xuất nông nghiệp đã phát triển ở trình độ gần như công nghiệp. Ngoài ra, một kim tự tháp cao 7 tầng, bị rừng già che phủ hoàn toàn cũng được phát hiện.

Một chuyên gia trong nhóm khảo cổ chia sẻ, những phát hiện mới có thể khiến châu Âu không thể tiếp tục “tự mãn” về mức độ phát triển so với châu Mỹ vào thời cổ đại: “Những bí mật xung quanh các kiến trúc này đã được làm sáng tỏ một chút ít. Người Maya có xã hội phức tạp. Những khai quật mới còn cho thấy, người Maya có cả tòa án. Với những phát hiện mới, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về xã hội người Maya. Ở châu Mỹ, chúng ta có một nền văn hóa nổi bật toàn cầu.”

Những phát hiện mới do tia laser khám phá đã phần nào khẳng định sự “lớn mạnh” của nền văn minh Maya. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ước tính phải mất nhiều năm nữa mới có thể khai quật và nghiên cứu những di chỉ này. Trong khi đó, nhiều câu hỏi mới xung quanh nền văn minh Maya lại được đặt ra.

Không giống một số nền văn hóa cổ xưa khác, thế hệ sau thường phá hủy công trình kiến trúc của thế hệ trước, những phát hiện về nền văn minh Maya cho thấy, hệ thống kiến trúc này bị bỏ hoang, và có thể đã được che giấu. Vậy, vì sao người Maya cổ đại thực hiện điều này? Phải chăng, họ có ý định sẽ quay lại trong tương lai? Người Maya dự định bao giờ sẽ trở lại? Khoảng 1.500 năm đã trôi qua, họ không trở lại nữa hay họ chưa trở lại? Với những câu hỏi này, nền văn minh Maya vẫn là một bí ẩn lớn đối với giới khảo cổ học quốc tế.

Thiều Dương/VOV

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.