Khai quật rùa đá hàng trăm năm tuổi tại khu quần thể Angkor

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tượng rùa đá này ngày 6/5 trong khi khai quật tại một ngôi đền nhỏ được xây dựng trên hồ Srah Srang, một trong số những hồ nước tại Angkor.
Rùa đá có kích thước 56x93 cm được cho là có từ thế kỷ thứ 10. (Nguồn: AP)
Rùa đá có kích thước 56x93 cm được cho là có từ thế kỷ thứ 10. (Nguồn: AP)
Các nhà khảo cổ học Campuchia vừa khai quật được một con rùa lớn bằng đá có niên đại hàng trăm năm tại khu khảo cổ trong quần thể Angkor nổi tiếng ở Tây Bắc nước này.
Rùa đá có kích thước 56x93 cm được cho là có từ thế kỷ thứ 10. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tượng rùa đá này ngày 6/5 trong khi khai quật tại một ngôi đền nhỏ được xây dựng trên hồ Srah Srang, một trong số những hồ nước tại Angkor.
Ngoài ra, họ cũng tìm thấy tại đây một số đồ tạo tác hiếm thấy khác, trong đó có 2 đinh ba bằng kim loại và một đầu rắn thần.
Người đứng đầu nhóm khai quật của Cơ quan Apsara chuyên giám sát khu khảo cổ Angkor, ông Mao Sokny cho biết việc phát hiện những cổ vật như vậy khiến người dân Campuchia thêm tự hào về di sản văn hóa của đất nước.
Angkor từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ thứ 9-15.
Kiến trúc của Angkor mang đậm dấu ấn văn hóa Hindu với những vật thiêng thường được chôn dưới móng của mỗi ngôi đền hoặc công trình quan trọng để cầu may.
Trong văn hóa nhiều nước châu Á, hình tượng rùa được xem là biểu tượng cho sự trường thọ và thịnh vượng.
Quần thể Angkor đã được Tổ chức Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới năm 1992.
Hiện đây là điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Campuchia và là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.