Khai quật mộ danh họa Salvador Dali để xét nghiệm ADN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một tòa án Tây Ban Nha phán quyết rằng, xét nghiệm ADN là cần thiết để giải quyết yêu cầu của một phụ nữ sinh năm 1956 tuyên bố rằng mình là con của danh họa siêu thực Salvador Dali sinh năm 1904.

Pilar Abel, một người bói bài tarot ở thành phố Girona, gần Figueres, Đông Bắc Tây Ban Nha, nơi cả bà và danh họa Dali đã ra đời, trong 10 năm qua đã nỗ lực chứng minh rằng bà là con duy nhất của ông, và theo luật Tây Ban Nha, bà được thừa kế 1/4 tài sản của cha.

 
Gala và Salvador Dali. Ảnh: CORBIS
Gala và Salvador Dali. Ảnh: CORBIS
Báo Tây Ban Nha El Pais cho biết, Abel lần đầu tiên biết về cha mình là từ người mà bà nghĩ là bà nội mình, đã nói với bà: "Bà biết cháu không phải con của con trai bà mà là con của một họa sĩ vĩ đại, nhưng bà vẫn yêu cháu như trước".

Bà nội cũng nhận xét rằng Abel "giống cha đến kỳ lạ".

Năm 2007, Abel đã được tòa án chấp thuận nỗ lực trích ADN từ mẫu tóc và da dính vào mặt nạ của Dali để xét nghiệm, nhưng kết quả không chứng minh được.

Cuối năm đó, một nỗ lực khác đã trích ADN từ mẫu được cung cấp bởi Robert Descharnes, bạn và là người viết tiểu sử Dali.

Abel nói bà chưa hề nhận được kết quả xét nghiệm lần 2 này, nhưng con trai Descharnes là Nicholas nói với hãng tin Tây Ban Nha EFE vào năm 2008 rằng bác sĩ xét nghiệm cho biết kết quả là "không có mối quan hệ giữa người phụ nữ này và Salvador Dali".

Theo Abel, bà là kết quả một cuộc gặp gỡ bí mật vào năm 1955 giữa Dali và mẹ bà là Antonia, người đã nói với bà nhiều lần rằng Dali là cha bà.

Khi đó bà Antonia làm việc cho một gia đình ở Cadaques, một làng chài gần nơi gia đình Dali có một nhà nghỉ và cũng là bối cảnh của nhiều bức tranh của ông. Bà Antonia sau đó đã rời làng và kết hôn với một người khác.

Abel nói bà có vẻ ngoài rất giống Dali và "điều duy nhất tôi thiếu là bộ ria mép".

Một tòa án ở Madrid phán rằng việc khai quật mộ Dali để xét nghiệm ADN là cần thiết sau các nỗ lực xác định sự thật yêu cầu của bà Abel đã thất bại do không còn thân nhân hay mẫu AND của Dali để đối chứng.

Luật sư của Abel cho biết không có thời điểm được nêu cho cuộc khai quật, nhưng "có thể diễn ra ngay trong tháng 7 này".

Quỹ Gala-Salvador Dali, quản lý tài sản của danh họa, lập tức thông báo sẽ kháng cáo phán quyết của tòa.

 

Pilar Abel (phải) và mẹ, Antonia. Ảnh: EFE
Pilar Abel (phải) và mẹ, Antonia. Ảnh: EFE

Đây không phải là lần đầu tiên Abel kiện tụng. Năm 2005, một thẩm phán đã bác vụ bà kiện nhà văn Tây Ban Nha Javier Cercas đòi 700.000 EUR vì cho rằng một nhân vật trong tiểu thuyết năm 2001 của ông Soldiers of Salamis đã dựa trên bà và làm ảnh hưởng danh tiếng của bà.

Theo sggp

Dali, qua đời vì đau tim vào năm 1989, đã được mai táng trong một hầm mộ dưới sân khấu một nhà hát cũ ở quê nhà, nơi ông đã bỏ ra nhiều năm để chuyển đổi thành một bảo tàng "thiên tài của chính mình". Đây là điểm thu hút du khách du hàng đầu trong vùng, với 1,3 triệu du khách vào năm 2015.

Năm 1929, Dali gặp Gala, một phụ nữ người Nga có tên khai sinh Elena Ivanovna Diakonova, hơn ông 10 tuổi và lúc đó là vợ của bạn ông, nhà thơ Pháp Paul Eluard.

Họ kết hôn và Gala trở thành người quản lý của Dali, nhưng họ không có con. Dali đã suy sụp sau khi Gala qua đời vào năm 1982.

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null