Khai phá bản thân qua 'Sống là đang trên đường tới cuộc hẹn với chính mình'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sách mới của Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy khơi mở người đọc khai phá bản thân qua những tri thức và lý luận triết học, được thể hiện ở dạng những bài phỏng vấn và tiểu luận ở lĩnh vực văn học, giáo dục.

Sách mới của Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy khơi mở người đọc khai phá bản thân qua những tri thức và lý luận triết học, được thể hiện ở dạng những bài phỏng vấn và tiểu luận ở lĩnh vực văn học, giáo dục.

Cuốn sách "Sống là đang trên đường tới cuộc hẹn với chính mình"

Cuốn sách "Sống là đang trên đường tới cuộc hẹn với chính mình"

Tiến sỹ Văn học, Triết học Nguyễn Thị Từ Huy vừa cho ra mắt cuốn sách “Sống là đang trên đường tới cuộc hẹn với chính mình" tối ngày 30/11, tại Hà Nội. Tác phẩm chọn lọc các bài phỏng vấn do bà thực hiện hoặc trả lời và tiểu luận của bà xoay quanh các vấn đề văn học, giáo dục và triết học.

Một số vấn đề lớn được đưa ra thảo luận có thể kể đến như “Ranh giới cho những khả thể của con người” (Nguyễn Thị Từ Huy phỏng vấn dịch giả Bùi Văn Nam Sơn), "Nhiều người lấy bằng cấp thay cho tri thức” (Nhật Lệ phóng viên Báo Lao động phỏng vấn Nguyễn Thị Từ Huy); các tiểu luận “Thưởng thức nghệ thuật như thế nào?” “Triết học không thể tách rời khỏi nhân cách và tâm hồn”...

Qua 12 bài phỏng vấn và 23 tiểu luận, khán giả được cung cấp các góc nhìn mới trên nền tảng lý luận triết học.

Tiêu đề của sách “Sống là đang trên đường tới cuộc hẹn với chính mình” gợi mở quan điểm về bản dạng con người. Trước những câu hỏi lớn như “Tôi là ai?” tác giả cho rằng con người không có giới hạn hay một bản dạng sẵn có để chờ được khám phá, mà bản dạng đó được xây dựng mỗi ngày từ những suy nghĩ, quyết định, thái độ, hành động… của chính họ.

Vì vậy đáp án chỉ có thể trả lời vào phút cuối của cuộc đời. “Tôi phải đi đến bao giờ mới gặp được chính mình? Lúc nào là lúc tôi mới có thể gặp chính mình? Và chân trời là ở đâu? Thực ra tôi không chỉ trả lời được. Hoặc là chỉ có thể trả lời vào phút cuối, tức là cùng với cái chết,” tác giả viết trong cuốn sách.

Nhưng theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, việc này không có gì đáng bi quan bởi con đường đi tìm cách thức sống, lựa chọn cách dùng thời gian là một hình thức trả lời. “Điểm hẹn chính là đường chân trời, là ranh giới của các mảnh không thể hợp nhất của bản ngã,” bà nhận định.

Bìa cuốn sách do họa sỹ Lê Thiết Cương vẽ, có thể được diễn giải bức tranh như một dòng sông máu, một hiển thị của sự tồn tại, đang sống.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định cuốn sách là lạ lùng với đầy chất thi ca. Ông khuyến khích độc giả và đặc biệt là người viết văn nên đọc cuốn sách để được khai mở đồng thời soi lại và phản biện chính mình.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy là một nhà văn, nhà nghiên cứu triết học. Bà lấy bằng Tiến sỹ Văn học Pháp đương đại và Chính trị học đều tại Pháp. Tiến sỹ từng giảng dạy các Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Văn học và Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Từ Huy là dịch giả các tác phẩm "Giờ im lặng" - tập truyện ngắn của Albert Pouvourville (2001), "Những tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet" của Bruce Morrissette (2005), "Nietzsche và triết học" của Gilles Deleuze (2010); tác giả truyện ngắn "Con chữ" và tập thơ "Chữ cái" (2007), luận án "Alain Robbe Grillet: Sự thật và diễn giải" (2009) và nhiều công trình khác.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.