Khai mạc Hội thảo toàn quốc về văn học, nghệ thuật tại Quảng Ninh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay: Thực trạng và định hướng phát triển”.
Sáng 5-12, tại Quảng Ninh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay: Thực trạng và định hướng phát triển”.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, PGS. TS Phan Trọng Thưởng và Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chủ trì Hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, PGS. TS Phan Trọng Thưởng và Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chủ trì Hội thảo.
Tham dự hội thảo có hơn 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ Ban ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh; các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật, các văn nghệ sĩ trong cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhận định: sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X), văn học nghệ thuật Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mới trên nhiều phương diện.
Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự tương xứng với yêu cầu thực tiễn, thiếu vắng các tác phẩm giá trị; thị hiếu của một bộ phận công chúng đang chịu những tác động theo khuynh hướng lệch lạc, thiếu lành mạnh; hoạt động lý luận phê bình còn thiếu tính tích cực, bộc lộ tính nghiệp dư, tự phát…
Với vai trò “cánh tay nối dài” của Đảng, Nhà nước, nơi liên kết đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong cả nước, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để tư vấn cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về văn học, nghệ thuật.
Các nhà khoa học đầu ngành, các văn nghệ sĩ đóng góp nhiều tham luận tâm huyết tại Hội thảo.
Các nhà khoa học đầu ngành, các văn nghệ sĩ đóng góp nhiều tham luận tâm huyết tại Hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết: "Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư và Ban Tuyên giáo Trung ương, trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới, Hội đồng đã tăng cường khảo sát, nghiên cứu, nắm bắt thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật, tạo cơ sở khoa học để làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hội thảo khoa học lần này là bước đi liền mạch, khoa học của Hội đồng nhằm nhận diện, đánh giá thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà từ góc độ các xu hướng, các khuynh hướng vận động và phát triển, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp tiếp tục phát triển lĩnh vực quan trọng này trong thời kỳ mới".
Hội thảo đã nhận được gần 70 bài tham luận của các tác giả thuộc các lĩnh vực: văn học, điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh,… Với nhiều góc độ quan điểm khác nhau, các bài tham luận sẽ tập trung nhận diện, mô tả, đánh giá các xu hướng vận động thực tiễn của văn học, nghệ thuật, tập trung vào các vấn đề cụ thể như sáng tác, tiếp nhận, lý luận, phê bình,...
Từ đó lý giải, chỉ ra các nguyên nhân tác động, đánh giá mức độ ảnh hưởng, dự báo xu hướng vận động và đề xuất các giải pháp định hướng đúng đắn cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.
Hội thảo sẽ diễn ra hết ngày 5-12.
Trường Giang - Thanh Hưng (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.