'Kẻ hủy diệt' tấn công cây trồng ở Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau một thời gian lắng xuống, loài sâu keo mùa thu lại đang gây hại với tốc độ lan nhanh ở một số địa phương của tỉnh Quảng Ngãi.
Bà Lương Thị Thi tìm bắt sâu keo mùa thu. Ảnh: A.Kiều
Tết năm nay, gia đình bà Lương Thị Thi (thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An, TP.Quảng Ngãi) thấp thỏm vì sâu keo mùa thu. Có hôm đến chạng vạng tối, bà Thi vẫn còn ở lại ngoài đám bắp, soi đèn diệt sâu keo. Đám bắp này bà Thi bơm thuốc 3 lần rồi nhưng sâu vẫn không chết. Khi bơm thuốc, sâu nằm đứ đừ, sau lại tỉnh dậy và tiếp tục ăn lá bắp. Cạnh đám bắp này, bà Trần Thị Lãnh cũng xót xa khi ngay trong dịp tết sâu keo mùa thu hủy hoại 1.500 m2 cây bắp khi đã ra 5 - 6 lá non, làm thối cả ngọn. Cũng theo bà Lãnh, vụ hè thu năm 2019, sâu này đã tàn phá 1.000 m2 cây bắp của gia đình. Các mùa không bị sâu phá hoại, bà Lãnh bán được 6 triệu đồng/2 sào bắp non. “Từ 29 tết đến nay, ngày nào tôi cũng ra bắt sâu này mà có hết được đâu”, bà Lãnh than
Cây bắp bị sâu keo cắn nát lá và ngọn dẫn đến không thể phát triển
Theo quan sát của chúng tôi, tại thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An, ruộng bắp nào cũng bị sâu keo mùa thu cắn phá, tốc độ lây lan nhanh. Mật độ sâu 2 - 3 con/cây, chúng ăn từ ngọn đến lá, làm úng thối đọt cây bắp khiến cây không phát triển được nữa.
Thống kê của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi cho biết sâu keo đã gây hại hơn 92 ha bắp ở giai đoạn từ 3 - 6 lá, nhiều nhất ở TP.Quảng Ngãi và H.Tư Nghĩa. Ngoài ra, đến ngày 6.2, loài sâu này còn xuất hiện cắn phá ở nhiều huyện đồng bằng khác như: Sơn Tịnh, Bình Sơn, Đức Phổ, Nghĩa Hành và lan rộng cả 2 huyện miền núi là Ba Tơ và Sơn Hà, với mật độ thấp là 4 con/m2, cao là 16 con/m2.
Ông Nguyễn Thế Vĩnh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, lưu ý loài sâu mệnh danh “kẻ hủy diệt cây trồng” này lan với tốc độ nhanh. Như vụ hè thu năm 2019, sâu xuất hiện ở tỉnh Quảng Ngãi, hại 320 ha cây bắp. Vụ đông xuân này, sâu lại tiếp tục hành hoành. Hiện nay thời tiết thuận lợi, cây bắp phát triển tốt, loài sâu này dự báo có khả năng sẽ lay lan nhanh cả diện tích và mật độ.
Theo ông Vĩnh, giữa tháng 1 vừa qua, Bộ NN-PTNT ban hành quy trình phòng, chống sâu keo mùa thu. Theo đó, Bộ khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng giống bắp kháng sâu, giống chống chịu để gieo trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xử lý hạt giống thì có thể dùng Cruser plus 325SL, Gaucho 600FS… Còn về biện pháp hóa học, với ruộng bắp đã ra đến 7 lá, mật độ sâu từ 3 - 4 con/m2 trở lên có thể sử dụng các loại thuốc hóa học thuộc các hoạt chất như: Bacillus thuringiensis (Biocin 16WP; Dipel 6,4WG), Spinetoram (Radiant 60SC), Indxacard (Clever 150SC; Amater 150SC; Opulent 150SC), Lufenuron (Match 050EC)... Khi phun thuốc, lưu ý phải phun ướt đều lá và phun vào nõn cây bắp để diệt sâu.
Phạm Anh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.