Hy vọng mới trong cuộc đua vắc-xin Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc tiêm vắc-xin có thể khơi dậy phản ứng miễn dịch hệ thống để phòng ngừa bệnh nặng, song giải pháp này có thể không đủ mạnh để ngăn chặn sự lây nhiễm.



Trung Quốc hôm 9-9 phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với vắc-xin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) dạng xịt mũi đầu tiên trên thế giới.

Đây là ứng viên mới nhất của Trung Quốc, được đồng phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Hạ Môn (Trung Quốc) và Trường ĐH Hồng Kông cùng với Công ty dược Beijing Wantai Biological Pharmacy (Trung Quốc). Theo hãng tin Press Trust of India (PTI), các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 dự kiến bắt đầu trong tháng 11 và Trung Quốc đang tuyển dụng 100 tình nguyện viên.

 

 Các ứng viên vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc được trưng bày tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ quốc tế Trung Quốc 2020, diễn ra ở Bắc Kinh hôm 5-9 .Ảnh: REUTERS
Các ứng viên vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc được trưng bày tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ quốc tế Trung Quốc 2020, diễn ra ở Bắc Kinh hôm 5-9. Ảnh: REUTERS


Ban đầu, vắc-xin này được phát triển để ngừa bệnh cúm và được khuyến nghị sử dụng đối với trẻ nhỏ lẫn những người trưởng thành không muốn tiêm chủng. Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang nỗ lực phát triển vắc-xin dạng xịt để làm giải pháp thay thế dạng tiêm đối với mọi loại vắc-xin. Vắc-xin trên là ứng viên thứ 10 của Trung Quốc đến được giai đoạn thử nghiệm trên cơ thể người. Loại vắc-xin này chứa virus cúm đã được làm suy yếu và mang các phân đoạn gien protein dằm của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19.

Một vài nhà khoa học hy vọng vắc-xin dạng xịt mũi có khả năng cao hơn trong việc ngừa SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp. Việc tiêm chủng có thể khơi dậy phản ứng miễn dịch hệ thống để phòng ngừa bệnh nặng, song giải pháp này có thể không đủ mạnh để ngăn chặn sự lây nhiễm. Theo báo Science and Technology Daily, các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy ứng viên vắc-xin dạng xịt mũi nêu trên có thể làm giảm đáng kể thương tổn phổi do SARS-CoV-2 gây ra đối với chuột.

Theo hãng tin Bloomberg, hiện có khoảng 36 vắc-xin ngừa Covid-19 được thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới và Trung Quốc đang tạm dẫn đầu trong cuộc đua này, đặc biệt là sau khi Công ty Dược AstraZeneca (Anh) buộc phải hoãn các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối do tình trạng viêm tủy sống không rõ nguyên nhân ở một tình nguyện viên. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng ca ngợi vắc-xin của AstraZeneca, được đồng phát triển bởi Trường ĐH Oxford (Anh), là ứng viên "tiềm năng nhất".

Theo sau thông báo của AstraZeneca, những công ty phát triển vắc-xin hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm CanSino Biologics và China National Biotec Group, nhấn mạnh các sản phẩm đang được họ thử nghiệm đều an toàn và hiệu quả.

Trong một tuyên bố hôm 10-9, Giám đốc Chương trình Khẩn cấp của WHO Mike Ryan lưu ý rằng phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 là "một cuộc đua để cứu sống sinh mạng, không phải là một cuộc đua giữa các công ty hay các quốc gia".

Cùng ngày, mô tả quyết định của AstraZeneca về việc tạm dừng thử nghiệm vắc-xin là "một lời cảnh tỉnh", nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan nói rằng: "Có nhiều thăng trầm trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chúng ta phải chuẩn bị. Dù vậy, chúng ta không nên nản lòng. Những sự cố như thế này thường xảy ra".

 


Philippines dự chi 400 triệu USD mua vắc-xin

Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire hôm 11-9 cho biết quốc gia của bà sẽ được tiếp cận những vắc-xin ngừa Covid-19 tiềm năng do các công ty Mỹ phát triển mà không gặp phải bất cứ điều khoản ràng buộc nào. Dù vậy, bà Vergeire nhấn mạnh mọi vắc-xin tiềm năng đều sẽ phải trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt để bảo đảm mức độ an toàn và hiệu quả.

Là quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất Đông Nam Á với hơn 248.000 ca, Philippines đã đàm phán với các công ty sản xuất vắc-xin Mỹ gồm Moderna và Pfizer, bên cạnh các công ty dược của Trung Quốc và Nga để bảo đảm nguồn cung vắc-xin. Philippines dự kiến mua 40 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 với tổng trị giá 400 triệu USD cho 20 triệu người, gần 20% dân số của nước này.



Theo CAO LỰC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).
Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

(GLO)- Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất và trang-thiết bị y tế, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) còn tạo điều kiện cho y-bác sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Theo Bộ Y tế, nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine và các chất gây nghiện khác.