Trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp có hàng chục dự án nông lâm nghiệp được triển khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên các dự án này có hiệu quả thấp và bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, cần sớm được cơ quan chức năng xử lý, tháo gỡ.
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 28 bị cáo, trú tại các xã: Ya Tờ Mốt, Ia Rvê, Ea Lê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cùng về tội hủy hoại rừng xảy ra tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý.
Hiện nay, toàn huyện Ea Súp có hơn 83 nghìn hécta đất sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, trong đó có hơn 84% quanh năm hầu như không có nước tưới để phát triển các loại cây trồng. Hệ quả, ở địa phương này hiện đang có hàng chục nghìn hộ nghèo và cận nghèo, vào loại hàng đầu ở tỉnh Đắk Lắk.
Trong 2 năm qua, ở huyện biên giới Ea Súp, số ca mắc sốt xuất huyết liên tục xuất hiện, tăng cao hơn các địa phương khác trong tỉnh. Hiện nay, các ngành chức năng đã nhận diện được “thủ phạm“ và đang phối hợp với người dân khẩn trương dập dịch.
Nhiều người dân địa phương cho rằng hệ thống tấm đan trên mương thoát nước của dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 1 đoạn qua xã Cư M'lan (H.Ea Súp, Đắk Lắk) không đảm bảo chất lượng.
Rừng và đất rừng một dự án nông lâm nghiệp ở H.Ea Súp (Đắk Lắk) rộng gần 1.000 ha mà có đến hơn 60 ha rừng bị phá, lấn chiếm như “vô chủ“ nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được thủ phạm.
Cần mẫn khảo sát, thống kê, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, những người lính của Đội K51 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đã và đang miệt mài, thận trọng lật từng thớ đất trên địa bàn huyện vùng biên Ea Súp để hoàn thành trọng trách được giao phó này.
Tin vào những lời đường mật việc nhẹ lương cao, ba sơn nữ Êđê, J'rai lặng lẽ rời bỏ gia đình, buôn làng lên thành phố để rồi sa chân vào động “chăn đào“ karaoke. Những “bông hoa rừng chớm nở“ thành trò mua vui của “bợm nhậu“ đáng tuổi cha ông.
LTS: Thời gian qua, báo chí liên tục phản ánh hàng loạt vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, con số thống kê của một số địa phương và chung cả khu vực thì diện tích rừng vẫn tăng. Nhóm phóng viên Báo SGGP đã đi tìm lời giải cho câu hỏi này.
Nguyên chủ tịch UBND xã kêu oan cho rằng mình không phạm tội cố ý làm trái quy định của nhà nước và đề nghị thay đổi kiểm sát viên vì cho rằng không công tâm khi người này đang bị ông tố cáo.
(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Pưh quyết liệt triển khai nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã được kéo giảm đáng kể.
Hôm ngày 24-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Do nắng nóng kéo dài nên đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 98 hồ, đập chứa nước đã cạn trơ đáy.
Tại phiên tòa có hơn 170 người được triệu tập, bị cáo ho liên tục, kêu đau họng và tỏ ra rất mệt mỏi nhưng luật sư phải nhiều lần đề nghị, HĐXX mới chấp nhận tạm ngưng xét xử.
Nhà máy đường ở Đăk Lăk đóng cửa, hàng trăm ha mía chết rục ngoài đồng, hàng tỷ đồng tiền đầu tư, hơn 1 năm mồ hôi công sức của nông dân đang tan biến.
Theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 600 ngôi nhà bị sập và tốc mái, hàng ngàn héc ta cây trồng bị hư hỏng và nhiều người bị thương trong trận mưa đá kèm theo lốc xoáy.
Ngày 30-3, Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Súp, tỉnh Đak Lak quyết định truy tố đối với Đinh Huỳnh Vĩnh (SN 1970, trú tại phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột) về tội Hủy hoại rừng.
Trước những thông tin cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp vào tận rẫy bắt xe chở mì, Công an tỉnh Đak Lak cho biết đơn vị đã chỉ đạo Thanh tra vào cuộc xác minh, làm rõ.
Tối 16-12, Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi - Giám đốc Công an tỉnh Đak Lak xác nhận, trên địa bàn huyện Ea Súp vừa xảy ra một vụ hỗn chiến giữa hai nhóm người dân khiến nhiều người thương vong. Ngay sau khi nắm thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh nhanh chóng có mặt, phối hợp cùng Công an huyện Ea Súp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nạn nhân tử vong để điều tra nguyên nhân.