Hơn 10 nghìn ha cây trồng ở Đắk Lắk bị hạn nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm ngày 24-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Do nắng nóng kéo dài nên đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 98 hồ, đập chứa nước đã cạn trơ đáy.
Một hồ chứa trên địa bàn huyện Krông Bông cạn trơ đáy nhiều tháng nay.
Một hồ chứa trên địa bàn huyện Krông Bông cạn trơ đáy nhiều tháng nay.
Ngoài ra, các hồ chứa còn lại mực nước chủ yếu duy trì ở mức thấp; trong đó hồ chứa nhỏ phổ biến cạn kiệt, các hồ chứa vừa và lớn còn khoảng từ 30-50% dung tích thiết kế, một số hồ lớn còn dưới 30% như: Hồ Ea Súp thượng, huyện Ea Súp 13%; Hồ Buôn Triết, huyện Lắk 22%; hồ Buôn Hằng 1B, huyện Krông Pắk 22%; nhiều đập dâng, trạm bơm không bảo đảm năng lực thiết kế do lượng dòng chảy các sông, suối giảm mạnh, trong đó một số sông lớn như sông Krông Năng, Krông Pắk đã khô cạn nhiều tháng nay.
Khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 23-4, toàn tỉnh có 10.471 ha cây trồng bị hạn, trong đó có 3.869 ha lúa, 2.011 ha cây hoa màu, 4.591 ha cây lâu năm. Trong số diện tích cây trồng bị khô hạn trên địa bàn tỉnh, riêng huyện Ea Kar có đến 5.944 ha cây trồng bị khô hạn. Khô hạn kéo dài còn làm cho 2.112 hộ dân ở các huyện Ea Súp, Krông Bông, Ea Kar, Buôn Đôn, Cư Mgar bị thiếu nước sinh hoạt.
Sông Krông Pắk đoạn qua huyện Ea Kar cạn kiệt nguồn nước.
Sông Krông Pắk đoạn qua huyện Ea Kar cạn kiệt nguồn nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, vừa qua một số nơi trên địa bàn tỉnh có xảy ra mưa rào cục bộ, tuy nhiên với lượng mưa không lớn và diện mưa hẹp. Theo dự báo, tình hình thời tiết 10 ngày cuối tháng 4-2020 trên địa bàn tỉnh tiếp tục ít mưa; tình hình hạn hán vẫn gay gắt và xảy ra trên diện rộng, chủ yếu ở các huyện: Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’gar, Ea Kar, Ea H’leo, Krông Bông, Krông Búk, Lắk, trong đó trọng điểm hạn nặng ở khu vực huyện Ea Kar và Krông Bông.
Trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 290 nghìn ha cây trồng cần tưới nước, trong đó có 58.374 ha cây hằng năm, gồm 41.167 ha lúa, 17.207 ha cây hoa màu. Dự kiến đến cuối vụ Đông Xuân này, toàn tỉnh có khoảng 30 nghìn ha cây trồng bị thiếu nước tưới, gồm 5.000 ha lúa, 5.000 ha hoa màu và 20 nghìn ha cây lâu năm, trong đó diện tích bị mất trắng khoảng 2.000 ha; có khoảng 2.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar, Ea Súp, Krông Búk, Krông Bông, Lắk...


Người dân khoan giếng tìm nguồn nước nỗ lực cứu cây trồng.
Người dân khoan giếng tìm nguồn nước nỗ lực cứu cây trồng.
Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang tích cực triển khai những giải pháp để khắc phục tình trạng hạn hán, bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân. Riêng tại huyện Ea Súp, đã tổ chức khoan sâu các giếng bị cạn kiệt để khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.
Theo NGUYỄN CÔNG LÝ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.