Thực hư thông tin cảnh sát giao thông vào rẫy bắt xe chở mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước những thông tin cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp vào tận rẫy bắt xe chở mì, Công an tỉnh Đak Lak cho biết đơn vị đã chỉ đạo Thanh tra vào cuộc xác minh, làm rõ.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiều 13-3, một lãnh đạo huyện Ea Súp xác nhận, vào ngày 12-3 có một số người dân đến phản ánh việc CSGT đã gây khó dễ cho họ trong việc vận chuyển củ mì đi bán, có ý kiến người dân cho rằng CSGT huyện đã vào tận rẫy để bắt xe.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Ea Súp cho biết, qua xác minh ban đầu, hầu hết các thông tin trên đều không chính xác. Sau khi huyện ghi nhận và giải thích, người dân đã ra về.

Liên quan đến vụ việc, Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc Công an tỉnh Đak Lak cho biết hiện đơn vị đã chỉ đạo Thanh tra Công an tỉnh vào cuộc điều tra, xác minh thông tin cho rằng CSGT huyện Ea Súp vào tận rẫy để bắt xe chở mì. Đồng thời, Công an tỉnh cũng yêu cầu Công an huyện Ea Súp báo cáo về sự việc trên.

Theo Đại tá Phạm Văn Sơn-Trưởng Công an huyện Ea Súp, trước đó CSGT huyện đã bắt giữ một số xe độ chế, xe máy kéo, xe không giấy tờ, không gắn biển số, người lái không có bằng lái xe… về đơn vị để xử lý. Tuy nhiên, người dân sợ mì để lâu sẽ bị hư hỏng nên ngày 12-3 đã lên huyện để đề nghị tạo điều kiện cho mang mì đi bán.

Trước đề nghị đó, Công an huyện đã tạo điều kiện cho dân chở mì về bán rồi đưa xe vi phạm về xử phạt. “Một số người dân đã mong muốn chúng tôi tạo điều kiện để người dân dùng xe chở mì. Bên cạnh đó, hầu hết ý kiến của người dân thừa nhận biết sai nhưng đề nghị cơ quan công an cho họ vận chuyển mì về bán và không bắt. Chúng tôi đã chia sẻ khó khăn với nhân dân nhưng đây là quy định của pháp luật không thể làm khác được. Sau khi được giải thích người dân đã vui vẻ ra về" - Đại tá Sơn nói.

Trần Nhân/infornet

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.