28 đối tượng hủy hoại rừng tại xã Ya Tờ Mốt lĩnh án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 28 bị cáo, trú tại các xã: Ya Tờ Mốt, Ia Rvê, Ea Lê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cùng về tội hủy hoại rừng xảy ra tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý.

Đây là vụ hủy hoại rừng với quy mô lớn và nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong năm 2022 và nhiều năm gần đây. Nhân Dân điện tử là tờ báo đầu tiên phản ảnh về vụ phá rừng nghiêm trọng này. Trong bài viết “Vì sao rừng bị tàn phá gần 400ha mới được phát hiện?" đăng trên Nhân Dân Điện tử ngày 9/4/2022 phản ảnh và phân tích rõ về vụ phá rừng nghiêm trọng này.

Rừng tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý bị tàn phá. (Ảnh được chụp vào tháng 4/2022)

Rừng tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý bị tàn phá. (Ảnh được chụp vào tháng 4/2022)

Ngay sau khi Nhân Dân Điện tử phản ảnh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh đã vào kiểm tra hiện trường chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc.

Ngay sau khi Nhân Dân Điện tử phản ảnh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh đã vào kiểm tra hiện trường chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc.

Ngay sau khi Nhân Dân Điện tử phản ảnh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh đã vào kiểm tra hiện trường chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 1 đến 7/4/2022, Đoàn kiểm tra do Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp Chi cục Kiểm lâm vùng IV kiểm tra diện tích rừng bị phá tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp. Cơ quan chức năng xác định diện tích rừng bị phá hoại rất lớn tại tiểu khu 222 và tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt quản lý.

Do vụ việc có dấu hiệu tội phạm nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc điều tra và khởi tố vụ án hình sự về hành vi hủy hoại rừng.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định có 449,25ha rừng bị hủy hoại. Trong đó, đã xác định được 4 nhóm gồm 28 đối tượng cùng trú tại huyện Ea Súp liên quan.

Những đối tượng này đã trực tiếp vào tiểu khu 205, sử dụng cưa xăng (cưa máy chạy bằng xăng) và dao để hủy hoại gần 16ha rừng, gây thiệt hại hơn 72,5 triệu đồng. Mục đích là để chiếm đất làm rẫy.

Nhiều cây rừng tự nhiên có đường kính lớn tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý bị triệt hạ. (Ảnh được chụp vào tháng 4/2022)
Nhiều cây rừng tự nhiên có đường kính lớn tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý bị triệt hạ. (Ảnh được chụp vào tháng 4/2022)

Quá trình điều tra, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Riêng đối với diện tích rừng bị hủy hoại còn lại trong tổng số 449,25ha chưa xác định được đối tượng và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan nên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt 20 bị cáo các mức án từ 2 năm đến 6 năm tù; 5 bị cáo cùng mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; 1 bị cáo bị phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; 2 bị cáo cùng bị phạt 2 năm cải tạo không giam giữ.

28 bị cáo trong vụ hủy hoại rừng tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý tại phiên tòa.

28 bị cáo trong vụ hủy hoại rừng tại Tiểu khu 222 và Tiểu khu 205 do Ủy ban nhân dân xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp quản lý tại phiên tòa.

Có thể bạn quan tâm

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Giữa lòng hồ Sê San mênh mông nơi biên viễn Ia H’Drai có một làng chài mang đậm dấu ấn của miền Tây Nam Bộ. Nơi đó có câu chuyện về hành trình của những cư dân miền Tây tha phương mang theo mơ ước về một cuộc sống đủ đầy.